Có bao giờ mọi người thắc mắc Timer hẹn giờ điện tử là gì hay chưa, thiết bị này giúp ích được gì cho người dùng… 1FIX đã nhận được rất nhiều câu hỏi này trong thời gian qua, chính vì vậy chúng tôi sẽ nhanh chóng giải đáp điều này cho mọi người được hiểu rõ hơn, về sản phẩm này.
Tìm hiểu về timer hẹn giờ điện tử
Timer hẹn giờ tắt mở có công dựng tự động tắt / mở theo khung thời gian đã thiết lặp sẵn, điều này sẽ giúp người dùng tự động hóa trong công việc sản xuất hay thiết bị điện trong nhà. Ngoài tên gọi là Timer hẹn giờ điện tử, thì thợ lắp ổ cắm điện âm tường tại nhà còn thấy nó có nhiều tên gọi khác như: Rơ le thời gian, rơ le định thời, bộ định thời, bộ đặt thời gian, công tắc thời gian …
Công dụng chính của Timer
Việc sử dụng Timer hẹn giờ tắt mở đã không còn quá xa lạ với đời sống hiện nay, bởi thiết bị này mang đến rất nhiều công dụng khác nhau, chẳng hạn:
– Công tắc hẹn giờ các van điện tử khi thiết lập hệ thống tưới tiêu, phun sương làm mát hoặc trong trồng trọt.
– Cài đặt thời gian hợp lý để bắt đầu mở tắt hệ thống đèn dành cho cửa hàng, hàng quán kinh doanh, ban công…
– Sử dụng thiết bị điện trong gia đình thông minh hơn, chẳng hạn bình nóng lạnh, tủ lạnh, tivi.
Vì sao nên sử dụng Timer
Có rất nhiều ưu điểm tuyệt vời mà Timer hẹn giờ điện tử có thể mang đến cho người dùng, bao gồm:
– Tiết kiệm: Thời gian và công sức là ưu điểm tuyệt vời của Timer có thể mang đến cho người dùng, hầu như chúng ta đều không phải tốn quá nhiều thời gian để khởi động bình nóng lạnh, máy bơm nước hay thật chí là hệ thống đèn ngủ. Thay vào đó, bản thân sẽ có thời gian để làm những công việc khác.
– An toàn: Hạn chế tiếp xúc với những thiết bị điện trong gia đình, sẽ giúp bản thân sử dụng điện an toàn hơn. Tùy vào mục đích sử dụng của bản thân, ta có thể cài đặt và điều khiển mọi thiết bị điện thông qua Timer hẹn giờ tắt mở, dù ở bất cứ đâu bất kỳ lúc nào.
– Lãng phí: Tránh lãng phí nguồn điện năng không cần thiết, giúp cho hóa đơn tiền điện hàng tháng được giảm rõ rệt. Timer sẽ thay chúng ta tắt các thiết bị điện khi không cần dùng đến, vừa bảo vệ thiết bị điện vừa đảm bảo nguồn điện năng và vừa giúp tuổi thọ sử dụng tốt hơn.
Timer hẹn giờ loại nào tốt nên sử dụng?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại Timer để mọi người tìm hiểu và sử dụng, thế nhưng theo quan sát của 1FIX thì 3 Timer sau đây đang rất phổ biến, được mọi người tin tưởng sử dụng hơn.
Tổng thời gian: 1 giờ
Timer hẹn giờ Omron DH48S-2Z
Bộ Timer hẹn giờ Omron hiện đang được sử dụng rất rộng rãi, hầu như công trình nào cũng sử dụng cực phổ biến. Thiết bị được thiết kế để phù hợp cho các khu sản xuất, hay hộ gia đình. Với khả năng tiêu thụ nguồn điện năng thấp và có tuổi thọ cao, Timer Omron DH48S-2Z còn cung cấp độ chính xác khá cao.
Ứng dụng thường thấy ở Timer hẹn giờ Omron DH48S-2Z chính là: Điều khiển trễ khi mở thiết bị, điều khiển các thiết bị tự động bật hoặc tắt dựa vào thời gian đã cài đặt sẵn trước đó, hay thậm chí là bật/tắt luân theo thời gian đã cài đặt, tạo nên sự tiện lợi cho người dùng.
Giá Timer hẹn giờ Omron DH48S-2Z hiện đang có mức giá khá thấp, chỉ dao động từ 130.000đ đến 140.000đ.
Timer hẹn giờ điện tử Panasonic TB118
Giải pháp hoàn toàn mới dành cho việc tự động bật/tắt các thiết bị điện nước trong gia đình, giúp cho người dùng được có thêm thời gian rảnh rỗi để thực hiện công việc khác. Ngoài ra, Timer hẹn giờ điện tử Panasonic TB118 còn có bộ xử lý thông minh lưu trữ dữ liệu, điều khiển các thiết bị vận hành ổn định và chính xác.
Khả năng xử lý thời gian sử dụng điện cực kỳ hiệu quả, hạn chế tối đa những rủi ro về điện như chập cháy nổ, lãng phí nguồn điện năng. Bộ nhớ lưu trữ tự động của Timer hẹn giờ điện tử Panasonic TB118 cũng rất tiện lợi, mọi cài đặt sẽ không bị mất đi dù gặp phải sự cố mất điện.
Giá bán của Timer hẹn giờ điện tử Panasonic TB118 cũng rất dễ tiếp cận, mức giá khởi điểm chỉ khoảng 280.000đ.
Timer điện tử Schneider CCT15101
Thương hiệu uy tín nhất hiện nay về các thiết bị điện, cũng như điều khiển không thể không nhắc đến Schneider. Hầu hết các sản phẩm Timer điện tử Schneider đều có chất lượng cao, có độ bền cũng như chính xác tốt, thiết kế lại rất đẹp mắt và dễ dàng lắp đặt.
Thông qua Timer điện tử Schneider CCT15101, việc tự động tắt mở các thiết bị dựa trên chu kỳ đã được thiết lập sẵn, để chúng hoạt động an toàn hơn. Sản phẩm có thể được lắp trên tường hoặc thanh ray DIN, người dùng thuận tiện hơn trong việc thiết lập để ứng dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Trong số 3 sanrphamar được giới thiệu, thì giá của Timer điện tử Schneider CCT15101 là cao nhất khi được bán khoảng 590.000đ.
Estimated Cost: 500000 VND
Supply:
- 1FIX
Tools:
- Bút thử điện
- Ổ điện
Materials: Timer
Hướng dẫn cách cài đặt timer hẹn giờ chi tiết
Mặc dù có thể khác thương hiệu, nhưng nhìn chung về cách cài đặt và sử dụng đều không khác nhau là bao. Chúng ta có thể dựa vào 3 cách cài đặt timer hẹn giờ như sau, để có thể bắt đầu sử dụng sản phẩm.
Thiết lập thời gian thực
Trước khi đưa vào sử dụng, ta cần kiểm tra xem thời gian trên thiết bị và thời gian thực có trùng khớp với nhau hay không. Nếu không trùng, cần phải cài đặt thời gian trên Timer hẹn giờ điện tử cho chính xác.
– Đầu tiên, cần nhấn vào nút C để reset lại mọi thứ về cài đặt mặc định.
– Tiếp theo, nhấn và giữ nút có biểu tượng đồng hồ. Trong đó, D+ là thứ ngày, H+ là giờ và M+ là phút.
Thiết lập thời gian bật/tắt
Tùy vào sản phẩm được thiết kế như thế nào, mà khả năng hẹn giờ dao động từ 15 lần bật/tắt đến 20 lần bật/tắt, cách thiết lập như sau:
– Cài đặt chương trình cơ bản, ta Ấn nút P, màn hình hiển thị 1 On là thời gian bật lần 1. Ấn nút D+, thiết lập bật/tắt theo các ngày trong tuần. Trường hợp ngày nào cũng bật vào thời gian đã định, thì thiết lập từ thứ 2 đến chủ nhật.
– Tiếp tục ấn nút H+ để thay đổi giờ mong muốn, M+ thay đổi phút, sau đó nhấn nút P và kiểm tra màn hình hiển thị lên 1 OFF hay chưa. Nếu rồi, thì chuyển sang chọn thời gian lần 2, lặp lại trình tự như trên.
– Trường hợp muốn bật/tắt chỉ duy nhất 1 lần trong ngày cho tất cả các ngày trong tuần, thì khi hiện 1 OFF thì chỉ cần bấm vào nút có biểu tượng đồng hồ để thoát ra chế độ thiết lập là được.
– Trường hợp muốn thêm nhiều thời điểm bật/tắt khác nhau, thì tiếp tục cài đặt cho đến khi hiển thị 15 OFF (mức tối đa), kết thúc bằng cách nhấn phím có biểu tượng đồng hồ.
Bắt đầu sử dụng thiết bị
Quá trình thiết lập Timer hẹn giờ tắt mở đã hoàn tất, hãy bấm nút Manual màu đỏ để lựa chọn chế độ vận hành, trong đó:
– On: Luôn luôn vận hành.
– Auto: Bật/tắt dựa vào thiết lập.
– Off: Luôn luôn dừng vận hành.
Song song với đó, Manual còn được sử dụng vào trường hợp đóng/ngắt khẩn cấp.
Bảng giá lắp đặt timer hẹn giờ điện tử tại nhà
DỊCH VỤ | ĐƠN GIÁ | GHI CHÚ |
---|---|---|
Lắp mới 1 bộ bóng đèn Huỳnh Quang, đèn compact | Từ 150.000đ | Lắp bộ bóng đèn + công tắc, giá tùy thuộc vào việc đi dây nguồn. Giảm giá theo số lượng. |
Lắp mới đèn lon | 40.000đ – 150.000đ | Lắp dưới 3 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng. |
Lắp mới 1 ổ cắm điện nổi | 100.000đ – 200.000đ | Lắp dưới 3 bộ giá 200.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng. |
Lắp mới 1 ổ cắm điện âm | Báo giá sau khi khảo sát | Tùy theo phương án đục tường, đi dây nguồn. |
Sửa chập điện âm tường | Báo giá sau khi kiểm tra | Tùy thuộc vào độ khó trong khắc phục và diện tích mất điện. |
Sửa chập điện nổi | Báo giá sau khi kiểm tra | Tùy thuộc vào độ khó trong khắc phục và diện tích mất điện. |
Thay 1 bộ bóng đèn | 70.000đ – 150.000đ | Thay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng. |
Thay bóng đèn (Huỳnh quang, compact) | 40.000đ – 150.000đ | Thay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng. |
Sửa bóng đèn (thay tăng phô, chuột) | 80.000đ – 150.000đ | Thay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng. |
Thay CB phụ | 80.000đ – 150.000đ | Thay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng. |
Thay công tắc | 80.000đ – 150.000đ | Thay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng. |
Thay ổ cắm nổi | 50.000đ – 150.000đ | Thay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng. |
Lắp máy nước nóng | 200.000đ – 500.000đ | Tùy thuộc vào việc đi dây nguồn, trang bị CB. |
Lắp mới bộ báo cháy | 180.000đ – 350.000đ | Giá tùy thuộc vào thiết bị, việc đi dây nguồn. |
Đi dây điện nguồn | Báo giá sau khi khảo sát | |
Lắp đặt điện nổi | Báo giá sau khi khảo sát | |
Lắp đặt điện âm | Báo giá sau khi khảo sát | |
Lắp đặt điện 3 pha | Báo giá sau khi khảo sát | |
Cân pha điện 3 pha | Báo giá sau khi khảo sát | |
Thi công hệ điện | Báo giá sau khi khảo sát | Thiết kế thi công hệ điện cho văn phòng, Shop, cafe… Có xuất hóa đơn VAT & HĐ đầy đủ. |
Lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn bảng hiệu | Báo giá sau khi khảo sát | Lắp hệ thống đèn chiếu sáng, trang trí cho Shop, quán Cafe, nhà hàng, văn phòng… Có xuất hóa đơn VAT & HĐ đầy đủ. |
Dịch vụ lắp đặt hệ thống – thiết bị điện trong nhà
Công dụng của Timer hẹn giờ điện tử đối với đời sống là không thể phủ nhận, nhưng không hẳn ai cũng biết tìm nguồn sản phẩm chất lượng, hàng chính hãng để sử dụng. Hiểu được điều đó, 1FIX luôn sẵn sàng giải đáp và cung cấp cho người tiêu dùng những Timer tốt nhất hiện nay.
Đi kèm với đó, kỹ thuật viên lắp đặt điện dân dụng tại nhà sẵn sàng đến tận nơi để cài đặt và hướng dẫn cho khách hàng làm thế nào để sử dụng Timer hẹn giờ tắt mở một cách chính xác và hiệu quả nhất. Liên hệ đến 1FIX, đảm bảo chúng tôi sẽ không bao giờ làm khách hàng phải thất vọng.
Đặt lịch hẹn ngay, thông qua các hình thức liên hệ như:
– Hotline: 028.3890.9294.
– Website: https://1fix.vn/dat-hen/.