Dịch vụ chống thấm tường nhà cũ | Cách chống thấm tường cũ triệt để 12 năm

Chống thấm tường nhà cũ tường tuy đơn giản, nhưng nếu không được thực hiện đến nơi đến chốn sẽ để lại rất nhiều hậu quả khó lường không ngờ đến. Nguyên nhân nào khiến tường dễ dàng bị thấm dột, nên thực hiện phương pháp chống thấm nào là tốt nhất… cùng 1FIX giải đáp vấn đề này ngay nhé.

Chống thấm tường nhà cũ là gì?

Chống thấm tường nhà cũ được xem là quá trình sử dụng các giải pháp kỹ thuật và vật liệu chuyên dụng để ngăn chặn sự xâm nhập của nước vào bên trong tường, đặc biệt là những ngôi nhà đã có tuổi đời trên 10 năm. Và theo thời gian, các yếu tố bên ngoài như thời tiết, độ ẩm cũng như sự lão hóa của vật liệu xây dựng cũng sẽ khiến tường nhà dễ bị rạn nứt, bong tróc, tạo điều kiện cho nước thấm vào.

Phương pháp chống thấm sẽ giúp bảo vệ kết cấu của ngôi nhà, ngăn ngừa các vấn đề như ẩm mốc và vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Đối với nhà cũ, chống thấm sẽ là một giải pháp thiết yếu để duy trì tuổi thọ, thẩm mỹ của ngôi nhà.

Tại sao tường nhà cũ thường bị thấm?

Để sử dụng phương pháp chống thấm tường nhà cũ phù hợp, bạn cần phải xác định được chính xác nguyên nhân gây thấm tường nhà. Theo nhiều chuyên gia chống thấm, có nhiều lý do khiến cho tường nhà cũ dễ bị thấm nước, nhưng phổ biến nhất phải kể đến đó là:

  • Theo thời gian, các vật liệu xây dựng của ngôi nhà cũng sẽ chịu sự lão hóa, các vật liệu như xi măng, vữa và gạch cũng có thể bị xuống cấp, dẫn đến hiện tượng rạn nứt tường. Từ yếu tố này, các tác động từ môi trường như nước, độ ẩm không khí sẽ thẩm thấu ngược vào bên trong tường gây ra tình trạng thấm dột, sẽ không quá nghiêm trọng nếu bạn xử lý kịp thời.
  • Bên cạnh đó, nhiều ngôi nhà cũ được xây dựng khi các tiêu chuẩn về thoát nước chưa được chú trọng, những mảng tường ở cạnh các vị trí đặt ống thoát nước, khu vực tiếp giáp tường nhà hay rãnh thoát nước cũng sẽ xảy ra tình trạng nứt tường, nước và hơi ẩm sẽ từ từ thẩm thấu vào trong, chảy theo các đường nứt, lâu ngày gây mục vữa lớp sơn.
  • Nguyên nhân phổ biến nhất đó là do tác động của thời tiết, các yếu tố như mưa lớn, độ ẩm cao và nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể làm tăng nguy cơ thấm tường nhà cũ khi không được thực hiện chống thấm tường ngoài nhà.
  • Một yếu tố khác đó là do thợ kỹ thuật đã dùng vật liệu kém chất lượng và không tuân thủ đúng quy trình chống thấm, tường nhà sẽ dễ nứt và thấm dột hơn.
  • Nhà cũ sẽ ít được bảo dưỡng định kỳ hơn, vì thế các vấn đề nhỏ như nứt tường, bong tróc sơn nếu để lâu ngày sẽ xảy ra hiện tượng nghiêm trọng đó là dễ bị thấm nước sau một thời gian sử dụng.
chong tham tuong nha cu 1

Dấu hiệu nhận biết tường nhà cũ bị thấm

Việc phát hiện sớm các dấu hiệu gây ra thấm dột tường nhà cũ sẽ giúp bạn có phương pháp xử lý kịp thời, qua đó còn tránh được các hậu quả nghiêm trọng về sau. Khi tường bị thấm nước sẽ có các dấu hiệu rõ rệt, gia chủ chỉ cần chú ý một chút là sẽ thấy. Các dấu hiệu sẽ thường thể hiện như:

  • Không gian trong nhà xuất hiện mùi ẩm mốc, khó chịu do tường bị thấm nước gây ra. Mùi này thường xuất hiện trong các phòng kín, ít thông gió.
  • TPHCM nổi tiếng với những cơn mưa rào bất chợt và kéo dài. Nếu sau mỗi trận mưa, bạn nhận thấy những vết ố vàng, nâu, hoặc đen xuất hiện trên tường, đặc biệt là ở các khu vực như góc tường, trần nhà, hoặc gần cửa sổ, đây chính là dấu hiệu cho thấy nước đã ngấm vào bên trong.
  • Lớp sơn tường không còn giữ được màu sắc ban đầu, thay vào đó là những vết loang lỗ, phần nhạt phần đậm do nước ngấm khiến sơn bị biến dạng.
  • Khi nước thấm vào tường, lớp vữa trát bên ngoài sẽ bị bong tróc, lớp sơn tường bị lột ra từng mảng do độ ẩm cao, không giữ được sự khô thoáng.
  • Nếu tường nhà làm bằng gỗ hoặc thạch cao thì có thể sẽ bị cong vênh do nước ngấm vào tường trong thời gian dài.
  • Tường dễ bị phồng rợp do nước thấm vào, lớp sơn hoặc giấy gián tường nếu gặp trường hợp này sẽ tạo thành các bong bóng nhỏ trên bề mặt.
  • Một dấu hiệu nữa mà bạn cần chú ý đó là khi sàn nhà thường xuyên bị ẩm ướt dù không có mưa, đây cũng là dấu hiệu cho thấy nước đang thấm vào tường.

Khi nhận thấy những dấu hiệu này, bạn cần áp dùng ngay cách chống thấm tường nhà cũ để ngăn ngừa thấm dột nặng hơn.

Cách chống thấm tường nhà cũ hiệu quả

Có rất nhiều phương pháp chống thấm tường nhà phổ biến được áp dụng trên nhiều công trình lớn nhỏ hiện nay. Tuy nhiên, để mang đến một bức tường đẹp, bền bỉ như trước, phải trải qua nhiều quá trình thực hiện từ xử lý nấm mốc, trát vữa, vá lại tường… Dưới đây là các cách phổ biến được nhiều chuyên gia sử dụng.

Chống thấm tường ngoài

Đối với tường trong nhà đã cũ do thấm dột, yếu tố đầu tiên phải nhắc đến là bức tường ngăn cản phía ngoài. Do chịu tác động trực tiếp từ mưa, gió, bão…, cùng với quá trình sử dụng nhiều năm nên có rất nhiều điểm cần xử lý. Quy trình như sau:

  • Vệ sinh bề mặt tường ngoài: Loại bỏ bụi bẩn, rêu mốc, lớp sơn cũ và các vật liệu không cần thiết để bề mặt tường sạch sẽ, dễ thực hiện chống thấm hơn.
  • Làm phẳng bề mặt tường ngoài, loại bỏ các vết nứt, lổ hỏng trước khi thi công chống thấm tường nhà cũ.
  • Sơn, trát vào các sản phẩm chống thấm vào vết nứt tường
  • Cuối cùng là dùng lớp lót khô để tạo lớp nền bám dính tốt, giúp lớp chống thấm bên trên bám chắc vào bề mặt tường.

Việc chống thấm tường từ bên ngoài sẽ hạn chế sự xâm lấn nước mưa từ bên ngoài vào trong và còn giảm nguy cơ hỏng hóc các thiết bị, hay hệ thống dây điện đặt gần chân tường.

Lưu ý: Bạn nên thuê thợ thi công vào những ngày khô ráo, có nắng, tránh thời tiết mưa hoặc độ ẩm cao. Dùng vật liệu chống thấm chất lượng cao để công trình luôn bền bỉ theo thời gian.

cách chống thấm cho tường nhà cũ

Chống thấm tường trong nhà cũ

Tường trong nhà chính là nơi rất dễ bị thấp dột, ẩm mốc bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có thể kể đến như:

  • Do chung bức tường với nhà hàng xóm, láng giêng.
  • Tường bên ngoài không được xử lý chống thấm.
  • Ứ đọng nước giữa khe và nhà giáp với nhau
  • Tường đã bị rạn nứt theo thời gian hoặc đã quá cũ.

Dưới đây là những cách dùng cho tường nhà bên trong mà bạn có thể áp dụng:

  • Cạo sạch lớp sơn bị bong tróc của tường, bạn tiếp tục chà nhám tất cả các lớp sơn đã bị hư hại.
  • Vệ sinh sạch sẽ rong rêu nấm mốc bám vào bằng xà bông đường.
  • Rửa lại tường bằng nước và để khô tự nhiên.
  • Khôi phục lại bề mặt tường bằng cách tìm những kẽ hở, vết nứt lớn do vật liệu xây dựng lâu ngày bị co giãn, sau đó trám vá lại các vị trí này bằng thạch cao nếu là tường thạch cao hoặc bê tông.
  • Tiếp tục sơn một lớp chống thấm chất lượng cao. Bạn nên lưu ý cần sơn đủ số lượt theo yêu cầu của nhà sản xuất.
    • Cho hỗn hợp hai thành phần theo tỉ lệ 1:4, tiếp đó, bạn dùng khoan trộn ở mức thấp từ 3-5 phút.
    • Ở lớp thứ nhất, bạn dùng chối hoặc bay quét đều sản phẩm chống thấm lên bê tông với mật độ tiêu thụ 2kg/m2/lớp.
    • Bạn quét lớp thứ 2, thứ 3 tương tự như lớp thứ nhất. Nên lưu ý khoảng cách thời gian giữa hai lần quét là từ 3-4 tiếng. Sau đó dùng bay để hoàn thiện và làm đẹp bề mặt tường nhà.
  • Sơn lót chống thấm để tạo lớp nền trên bề mặt tường bám dính tốt. Dùng chổi hoặc con lăn thi công 1-2 lớp lót chống kiềm.
  • Tiếp đến là lớp phủ tường nhà để hoàn thiện. Điều này nhằm tạo lớp bảo vệ vững chắc, ngăn chặn sự xâm nhập của nước, độ ẩm… vào bên trong tường.

Lưu ý: Quy luật sơn nhà chính là sơn từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới và từ các khu vực từ khó đến khu vực dễ. Khi thực hiện quá trình lăn sơn, sẽ xảy ra vài trục trặc nhỏ như bụi mới bám vào sơn, va đập… Thế nên, việc của người thợ là cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi bàn giao cho khách. Nếu thấy sơn phủ đều, không để lại vết và bề mặt tường sáng đều là đạt chuẩn.

Chống thấm chân tường

Ngôi nhà sau nhiều năm sẽ bị xuống cấp, lớp chống thấm ban đầu sẽ dần mất đi tác dụng. Vì vậy chân tường cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu thường xuyên chịu tác động ngoại lực hay mưa lớn thất thường.

Thấm dột chân tường cũng sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng mà bạn cần phải xử lý triệt để, có thể để lại hậu quả là sụt lún tường, làm thay đổi kết cấu công trình, gây nguy hiểm cho người đang sinh sống trong căn nhà. Có nhiều cách để thực hiện chống thấm trong trường hợp này, nhưng 2 cách sau đây lại được các chuyên gia chống thấm sử dụng nhiều nhất:

  • Chống thấm chân tường bằng bơm foam ngược:
    • Keo PU Foam là một loại vật liệu chống thấm chuyên dụng, được dùng để chống thấm ngược cho các công trình hoặc xử lý rò rỉ trên kết cấu bề mặt bê tông. Đặc tính của loại keo này rất hữu ích, đó là khi gặp nước, keo PU Foam sẽ tạo thành một lớp bọt, có khả năng đàn hồi cao nên việc lắp đầy, che phủ các khe nứt là điều rất dễ dàng.
    • Phương pháp chống thấm chân tường này được thực hiện bằng cách dùng súng bắn Foam, bắn trực tiếp vào những mũi khoan đã được khoan sâu 10mm trước đó, hoặc bạn có thể đục hồ ra khoan bắn rồi tô trát lại nếu đó là tường nhà cũ.
  • Chống thấm chân tường bằng sơn chống thấm chuyên dụng:
    • Hiện nay trên thị trường xuất hiện tràn lan các sản phẩm chống thấm, một số thương hiệu mang lại hiệu quả nhất định phải kể đến như: Koval, Dulux, Sika… Bạn có thể sử dụng một trong các loại sơn chống thấm này để quét chống thấm trên bề mặt chân tường của ngôi nhà.
    • Bạn có thể trộn hỗn hợp xi măng cùng 1 trong các sản phẩm chống thấm trên theo tỷ lệ 8:2, xáo trộn cho nhuyễn. Sau đó lăn phủ hỗ hợp vừa pha trộn đó lên tường, nếu có vết nứt thì bạn hãy trát vào thật kín. Đợi tường khô và tiến hành sơn lớp lót hoàn thiện.
cách chống thấm cho tường nhà cũ

Chống thấm tường nhà bị nứt

Với tường nhà bị nứt, còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà sẽ có các cách chống thấm khác nhau. Dưới đây là quy trình chi tiết để xử lý và chống thấm tường nhà bị nứt hiệu quả:

  • Xác định mức độ nghiêm trọng của vết nứt: Đo chiều rộng, chiều dài và độ sâu của vết nứt, sau đó phân loại và xác định nguyên nhân nứt tường, có thể do lún nền, co ngót bê tông hoặc do tác động từ môi trường bên ngoài.
  • Đối với tường nhà mới, có những vết rạn, nứt nhỏ, bạn chỉ cần dùng keo chống thấm tường nhà chuyên dụng để trám sơ lại.
  • Còn đối với những ngôi nhà đã cũ, và các vết nứt, rạn cũng lớn. Bạn cần vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn và dùng vữa trát chống thấm để quét lên tường nhầm mang lại hiệu quả cao hơn.
  • Tiến hành phủ một lớp lót chống thấm co giãn lên bề mặt tường để giúp lớp chống thấm bám chắc.
  • Cuối cùng là thi công lớp chống thấm chính chuyên dụng cho tường bị nứt, bạn có thể dùng sơn Dulux hoặc màng chống thấm Polyurethane để ngăn chặn sự xâm nhập của nước vào bên trong tường.

Lưu ý: Đối với các công trình nhà ở đã cũ kỹ, bạn có thể phủ thêm lớp vữa bảo vệ có độ dày từ 3mm-10mm tùy theo yêu cầu.

Hậu quả khi không xử lý chống thấm tường nhà cũ kịp thời

Tường nhà bị thấm nước lâu ngày nếu không được xử lý kip thời đúng cách, ngôi nhà của bạn có thể sẽ phải đối mặt với những hậu quả sau:

  • Kết cấu tường bị xuống cấp: Lớp sơn sẽ nhanh bị bong tróc, tường bê tông dễ bị nứt, ảnh hưởng đến tính vững chắc của tổng thể ngôi nhà, gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình.
  • Làm mất đi giá trị thẩm mỹ: Bởi khi tình trạng thấm dột tường nghiêm trọng, những vết nứt, vết ố vàng trên tường sẽ làm cho tính thẩm mỹ của ngôi nhà bị xấu đi.
  • Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ: Vấn đề này xảy ra chỉ khi hệ thống điện âm tường được thiết kế ngay tại vị trí tường bị thấm dột. Nếu không xử lý nhanh chóng, các đường dây rất dễ bị chập mạch, tăng nguy cơ cháy nổ.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Không những thế, việc thấm nước lâu ngày sẽ dễ làm tường bị ẩm mốc, sinh ra rêu… làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Vì sao cần chống thấm tường nhà chuyên nghiệp

Nhiều gia đình thường cho rằng thấm dột tường chỉ là vấn đề nhỏ, không cần xử lý ngay, vì nghĩ rằng tường nhà đã có sự bảo vệ của lớp sơn trang trí và việc chống thấm chỉ tốn thêm chi phí không cần thiết thôi. Nhưng đây hoàn toàn là 1 suy nghĩ sai lệch, có thể khiến cho ngôi nhà của bạn nhanh chóng bị xuống cấp chỉ sau một thời gian ngắn.

Trên thực tế, lớp sơn, vữa bên ngoài chỉ có tác dụng là tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, chúng không có tác dụng chống thấm nên sẽ không có khả năng ngăn chặn nước thẩm thấu từ bên ngoài vào trong tường nhà. Đó cũng là một lý do mà sau thời gian sử dụng, lớp sơn này sẽ bị phai màu, bong tróc, tạo điều kiện cho nước dễ dàng xâm nhập vào bên trong tường.

Bên cạnh đó, việc chống thấm tường nhà cũ chuyên nghiệp sẽ giúp ngăn ngừa ẩm mốc và vi khuẩn phát triển gây hại, gây ra các vấn đề về sức khỏe như dị ứng, hen suyễn, liên quan đến đường hô hấp. Không những thế, nếu không chống thấm kịp thời và đúng cách, chi phí sửa chữa sẽ tăng lên đáng kể do tình trạng thấm nước ngày càng nghiêm trọng.

Dịch vụ chống thấm tường nhà cũ chuyên nghiệp tại 1FIX

Sự xuất hiện của quá nhiều đơn vị thi công chống thấm tường nhà hiện nay trên cũng khiến cho không ít gia chủ thấy băn khoăn, khó lựa chọn được một đơn vị nào đảm bảo uy tín, chuyên nghiệp và chống thấm tối đa.

Bởi thế, cùng với sự thấu hiểu của 1FIX, chúng tôi sẵn sàng đáp ứng mọi mong muốn của gia chủ khi được phục vụ bởi đơn vị chống thấm tường chuyên nghiệp, đảm bảo tường nhà sau khi được chống thấm sẽ có khả năng kháng nước tối đa. 1FIX là địa chỉ chống thấm uy tín với đội ngũ thợ thi công trên khắp các quận huyện lớn nhỏ tại TPHCM, và được khách hàng hài lòng, tin tưởng tuyệt đối.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chống thấm cùng các lĩnh vực tiêu biểu khác, chúng tôi cam kết sẽ luôn mang đến cho khách hàng những giải pháp chống thấm vượt trội, đảm bảo ngôi nhà sẽ luôn được bảo vệ tốt nhất khỏi sự tấn công của nước. Để thực hiện được điểu này, 1FIX luôn chú trọng đến quy trình thực hiện từ khảo sát tình trạng công trình để nắm rõ được mức độ thấm dột, cho đến sự thành thạo hiểu biết trong việc tư vấn gia chủ lựa chọn phương pháp chống thấm phù hợp nhất để mang lại hiệu quả tốt nhất cho ngôi nhà.

Dịch vụ chống thấm tường nhà cũ tại 1FIX sẽ cân nhắc nên làm điều gì để mang đến những lợi ích tốt nhất cho khách hàng, sẽ không có gì tuyệt vời hơn khi liên hệ đến dịch vụ của chúng tôi, đảm bảo thợ chống thấm tường nhà tại 1FIX sẽ không bao giờ khiến khách hàng phải thất vọng.

chống thấm tường nhà liền kề

Báo giá chống thấm tường nhà cũ trọn gói tại 1FIX [MỚI NHẤT]

Hạng Mục Dịch VụPhương PhápChi Phí (VNĐ/m²)Ưu ĐiểmLưu Ý
Sơn Chống ThấmSử dụng sơn chuyên dụng chống thấm100.000 – 150.000 VNĐ– Tính thẩm mỹ cao, nhiều màu sắc.
– Dễ thi công, phù hợp tường nhỏ/vừa.
– Hiệu quả phụ thuộc vào chất lượng sơn.
– Cần bảo trì định kỳ.
Màng Chống ThấmDán màng chống thấm polymer200.000 – 250.000 VNĐ– Độ bền cao, chống nước tốt.
– Phù hợp với tường chịu áp lực nước lớn.
– Thi công phức tạp, cần đội ngũ chuyên nghiệp.
Phun Chống ThấmPhun vật liệu chống thấm gốc polymer250.000 – 300.000 VNĐ– Độ bền cao, phủ kín bề mặt.
– Hiệu quả với tường lớn, phức tạp.
– Chi phí cao hơn so với các phương pháp khác.
Chống Thấm Gốc Xi MăngTrát vữa chống thấm gốc xi măng120.000 – 180.000 VNĐ– Chi phí thấp, dễ thi công.
– Phù hợp khu vực ít chịu tác động mưa nắng.
– Không phù hợp với khu vực chịu áp lực nước lớn.
Chống Thấm Gốc BitumSử dụng vật liệu bitum220.000 – 280.000 VNĐ– Chống nước cực tốt, độ bền cao.
– Phù hợp tường chịu áp lực nước.
– Thi công phức tạp, cần chuyên môn cao.
Chống Thấm CompositeKết hợp vật liệu composite300.000 – 350.000 VNĐ– Độ bền vượt trội, chống thấm toàn diện.
– Phù hợp công trình lớn.
– Chi phí cao, cần thi công bởi đội ngũ chuyên nghiệp.
Tấm Panel Chống ThấmLắp đặt tấm panel chống thấm180.000 – 250.000 VNĐ– Thi công nhanh, hiệu quả cao.
– Phù hợp tường ngoài trời.
– Cần đo đạc và thiết kế kỹ lưỡng trước khi thi công.
Tiêm Epoxy Chống ThấmTiêm epoxy vào vết nứt, khe hở150.000 – 200.000 VNĐ– Hiệu quả với vết nứt nhỏ, khe hở.
– Độ bền cao, chống thấm triệt để.
– Chỉ áp dụng cho vết nứt nhỏ, không phù hợp với diện tích lớn.
Trát Vữa Chống ThấmTrát vữa chống thấm truyền thống100.000 – 150.000 VNĐ– Chi phí thấp, dễ thi công.
– Phù hợp với tường nhỏ, ít chịu tác động.
– Hiệu quả thấp hơn so với các phương pháp hiện đại.
Phủ Lớp Bảo Vệ Chống ThấmPhủ lớp bảo vệ chống thấm chuyên dụng130.000 – 180.000 VNĐ– Dễ thi công, giá thành hợp lý.
– Phù hợp với tường ngoài trời.
– Cần bảo trì định kỳ để duy trì hiệu quả.
Trọn gói dịch vụSơn chống thấm10.000.000 – 15.000.000 VNĐ
Lưu ý: Trên đây chỉ là bảng giá tham khảo đối với một số dịch vụ phổ biến, liên hệ ngay với 1FIX qua số hotline: 0287 3082 368 để được nhân viên tư vấn cụ thể và báo giá miễn phí nhé.

Giải đáp một số câu hỏi thường gặp

Phát hiện vết nứt trong tường thế nào để chống thấm tường?

Để tìm nguồn gốc của vết nứt bên trong tường là điều không khó, hãy thử quan sát những vị trí như: Góc tường, điểm giao giữa tường và sàn, khu vực dễ bị va đập.

Phương pháp chống thấm tường khỏi nước mưa hiệu quả nhất là gì?

Lắp đặt hệ thống thoát nước, sử dụng màng khò chống thấm hoặc sơn chống thấm… để giúp các vết nứt hoặc khe hở được bịt kín hoàn toàn, tránh tình trạng nước mưa xâm nhập.

Vật liệu chống thấm tường nào vừa rẻ vừa hiệu quả?

Song song với sơn chống thấm, thì thị trường còn có keo chống thấm, băng keo chống thấm và xi măng chống thấm. Mỗi vật liệu đều mang đến những lợi ích riêng biệt, hãy tìm hiểu trước khi sử dụng.

Bài viết liên quan:


Photo of author

Trần Lào

Tôi là Trần Lào, một thợ sửa ống nước có hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành. Với một người đàn ông đứng tuổi, tôi không chỉ đam mê công việc mà còn có niềm đam mê viết lách. Bên cạnh việc cống hiến hết mình trong công việc hàng ngày, tôi dành thời gian rảnh rỗi để viết các bài blog chia sẻ những kinh nghiệm sửa chữa ống nước quý báu, dù có thể rất nhỏ, mà tôi đã tích lũy được trong suốt quãng thời gian dài làm việc. Tôi hy vọng qua các bài viết của mình, tôi có thể giúp đỡ những người gặp khó khăn trong lĩnh vực này, đồng thời tạo dựng một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về sửa chữa ống nước.