Vết nứt tường là hiện tượng xảy ra nhiều tại các ngôi nhà mới xây hoặc những căn nhà đã ở lâu năm. Lý do phổ biến là do tác động từ các yếu tố như thời tiết, ngoại lực, và do nền móng nhà yếu ớt. Nếu không xử lý vết nứt tường kịp thời, sẽ gây ra hiện tượng thấm dột, nặng hơn là sẽ ảnh hưởng đến kết cấu toàn bộ ngôi nhà. Vây làm thế nào để xử lý các vết nứt tường một cách hiệu quả? Cùng 1FIX tìm hiểu thật kỹ qua bài viết dưới đây nhé.
1FIX – Dịch vụ xử lý vết nứt tường chuyên nghiệp
Trên đây là một số cách xử lý vết nứt tường mà bạn có thể tham khảo và áp dụng vào công trình. Tuy nhiên, đối với các vết nứt nghiêm trọng, bạn nên nhờ sự hỗ trợ của đơn vị sửa chữa nhà chuyên nghiệp. 1FIX là nơi cung cấp dịch vụ xử lý vết nứt tường chuyên nghiệp tại TPHCM. Cam kết thực hiện các biện pháp chống thấm chuẩn nhất để hiện tượng nứt tường hay thấm dột nhà sẽ không còn tái diễn.
1FIX sở hữu đội ngũ thợ có nhiều năm kinh nghiệm xử lý vết nứt, chúng tôi chuyên thi công các hạng mục như:
- Xử lý vết nứt tường nhỏ trong nhà
- Xử lý vết nứt tường ngoài trời
- Xử lý nứt tường gạch, bê tông
- Giải quyết nứt tường chung cư, tầng gầm
- Chống thấm tường
1FIX chỉ sử dụng các vật liệu như keo PU, Sika, sơn chống thấm… để xử lý nứt tường đều là hàng chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn. Đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như khả năng chống thấm vượt trội.
Thợ có mặt trong vòng 30 phút – 1 tiếng sau khi nhận được đặt lịch từ khách hàng. Đến tận nơi để khảo sát tình trạng tường, tư vấn giải pháp phù hợp và cung cấp báo giá chi tiết. Đảm bảo không có tình trạng thợ vẽ bệnh để moi tiền khách.
1FIX cung cấp dịch vụ xử lý vết nứt tường trên khắp các quận huyện tại TPHCM. Đáp ứng nhanh chóng, kịp thời.
Nguyên nhân tường nhà bị nứt
Hiện tượng tường nhà bị nứt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do công trình thi công chưa kỹ hoặc do tác động từ bên ngoài. Dưới đây là những nguyên nhân chính:
Tường nứt do nhiệt độ, thời tiết tác động
Thời điểm nắng gắt sẽ khiến vật liệu xây ngót hơi nước nhanh, không đủ thời gian cho xi măng kết dính, bởi vậy nên sẽ hay có những vết nứt chân chim. Sự thay đổi từ nhiệt độ và độ ẩm trong môi trường, khiến vật liệu xây dựng giãn nở khi nóng, co vào khi lạnh, gây ra các vết nứt nhỏ, xuất hiện ở các khu vực tiếp xúc trực tiếp với nắng, mưa.
Nứt tường do xây trên nền nhà yếu
Nếu nền đất yếu hoặc không được xử lý kỹ trước khi xây dựng, rất dễ xảy ra hiện tượng lún móng không đồng đều. Điều này tạo áp lực lên các bức tường, và dần sẽ xuất hiện các vết nứt dọc hoặc ngang. Đây là một vấn đề nghiêm trọng có thể ảnh hưởng mạnh đến kết cấu toàn bộ ngôi nhà.
Tải trọng tầng bên trên quá nặng khiến cho tường nhà bị nứt ngang
Khi thợ thiết kế không tính toán đúng tải trọng của các tầng trên, lực tác động sẽ dồn xuống các tầng dưới, đặc biệt là các bức tường chịu lực. Hậu quả là các vết nứt ngang sẽ xuất hiện và làm giảm tính an toàn của công trình.
Tường nhà nứt do thời gian sử dụng lâu
Theo thời gian, vật liệu xây dựng sẽ bị xuống cấp do chịu quá nhiều các tác động từ môi trường như mưa, gió, bão, độ ẩm… Những vết nứt xuất hiện trên tường là điều khó tránh khỏi nếu không có bảo dưỡng định kỳ.
30.000+ khách hàng đặt lịch mỗi năm
Giảm ngay 50K phí dịch vụ cho lần đầu
Thợ giỏi xử lý nhanh trong ngày.
Tư vấn miễn phí tận tâm 24/7
Do tác động của ngoại lực
Các yếu tố như va chạm mạnh, động đất hoặc công trình bên cạnh nhà đang thi công cũng sẽ gây áp lực trực tiếp lên tường, và sẽ tạo ra các vết nứt nghiêng.
Sử dụng sơn tường kém chất lượng
Sơn tường nếu dùng loại không đạt chuẩn, kém chất lượng cũng rất dễ bị bong tróc, không thể che chắn được bề mặt tường khỏi các tác động của thời tiết. Lớp sơn bảo vệ suy yếu cũng khiến tường nhanh chóng bị hỏng và xuất hiện vết nứt. Do vậy, bạn nên cẩn thận để chọn loại sơn phù hợp với nhu cầu và đảm bảo chất lượng bền vững.
Tường nứt do sơn trát không đúng kỹ thuật
Việc trát tường không đúng tỉ lệ xi măng, cát hoặc không đủ độ dày cần thiết sẽ làm giảm khả năng liên kết của lớp vữa, được xem là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tường nhà bị nứt. Bởi thông thường, các vết nứt sẽ xảy ra ở vị trí lớp trát không đạt tiêu chuẩn, khi gạch bê tông và gạch men xây không được khớp nhau.
Kỹ thuật, thi công xây dựng kém
Khi thi công xây dựng nhà, các vấn đề kỹ thuật làm ảnh hưởng mạnh đến chất lượng tường là:
- Gia cố, ép cọc, thi công móng không đảm bảo kỹ thuật
- Bê tông không đạt tiêu chuẩn
- Cốt thép chất lượng thấp: bố trí thép thưa, bản rộng
- Giằng móng không chắc chắn
- Không tính toán kỹ khả năng chịu lực của móng và xây nhà vượt quá giới hạn. Chính vì thế, việc vỡ móng khiến cho tường nhà bị nghiêng gây nứt tường là điều sẽ xảy ra.
Các loại vết nứt tường thường gặp trong nhà
Vết nứt theo chiều ngang tường
Vết nứt theo chiều ngang thường là do bị dịch chuyển, sụt lún sàn làm đứt gãy kết cấu tường nhà. Đây là loại nứt nguy hiểm cũng như khó xử lý nhất. Ngoài ra, vết nứt này xảy ra có thể do sự co rút của vật liệu, hoặc do tác động từ ngoại lực. Nhiều trường hợp là do sự cẩu thả của thợ tô trác, việc trộn vữa và thi công không đúng kỹ thuật sẽ làm tường bị nứt.
Vết nứt ngang trên tường sẽ kèm theo các vết nứt ở hướng khác do sự hư hỏng của kết cấu. Nếu là vết nứt bê tông, cách sử lý tối ưu nhất là đập đi xây lại với kết cấu tường kỹ lưỡng và xử lý móng hợp lý hơn.
Vết nứt theo chiều dọc tường
Vết nứt này chỉ hình thành do sự co rút của vật liệu. Thường sẽ xảy ra bởi những lý do sau:
- Nhiệt độ chênh lệch quá nhiều giữa các khoảng thời gian trong ngày.
- Thi công đổ bê tông, xây trát giữa lúc trời nắng gắt, nhiệt độ cao. Điều này sẽ khiến bay hơi bề mặt quá nhanh so với bên trong, gây nứt gãy tường.
- Trộn vật liệu không đúng tỷ lệ. Chẳng hạn như lượng xi măng quá nhiều nhưng cát vữa thì quá ít.
- Ở những nhịp không có cốt thép thì vết nứt sẽ xảy ra nghiêm trọng hơn.
Các vết nứt ở cột – dầm – sàn
Các vị trí này khi xảy ra nứt tường sẽ đều rất nguy hiểm, vì chúng chính là cấu kiện chịu lực của công trình. Để hạn chế những đáng tiếc xấu xảy ra, khi xuất hiện vết nứt này, bạn nên tiến hành thi công lại càng nhanh càng tốt nhé.
Nứt tường gây hại cho ngôi nhà như thế nào?
Tường nhà bị nứt có nguy hiểm không? Gây hại cho ngôi nhà như thế nào? Đây là câu hỏi được quan tâm từ rất nhiều người, bởi hiện tượng này có thể xuất hiện ở bất kỳ công trình nào dù là nhà mới xây hay nhà ở lâu năm. Dưới đây là một số hậu quả phổ biến từ hiện tượng nứt tường gây ra.
Giảm tính thẩm mỹ
Thực chất, những vết nứt nông hay rạn, hay vết nứt chân chim trên bề mặt tường sẽ không ảnh hưởng gì nhiều đến kết cấu của ngôi nhà. Tuy nhiên, điều này sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ, đặc biệt ở những khu vực như phòng khách, mặt tiền hay các vị trí dễ nhìn thấy. Làm cho ngôi nhà trở nên xuống cấp và kém đẹp hẳn, ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của ngôi nhà nếu gia chủ có ý định bán hoặc cho thuê.
Nguy cơ nứt rộng – dài nếu không xử lý kịp thời
Các vết nứt trên tường, dù nhỏ hay lớn đều phải được xử lý nhanh chóng, tránh tình trạng xấu từ thời tiết hay các tác động ngoại lực khác, làm cho vết nứt ngày càng rộng và dài. Ngoài ra, những vết nứt nếu ngày càng nghiêm trọng, đòi hỏi phải sử dụng các biện pháp sửa chữa phức tạp hơn, kéo theo chi phí cao. Thậm chí, bạn có thể phải cải tạo toàn bộ tường hoặc thay thế vật liệu mới.
Tạo điều kiện cho nhiều côn trùng gây hại
Các vết nứt này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là chỗ ẩn nấp của nhiều côn trùng gây hại nếu để lâu ngày không được khắc phục. Gây nên các mùi khó chịu trong nhà, khi hít phải sẽ dẫn đến nhiều bệnh về đường hô hấp như: viêm xoang, viêm mũi, nấm da… Là những căn bệnh nguy hiểm với người già và trẻ nhỏ.
Một số cách xử lý vết nứt tường nhà triệt để
Dựa trên mức độ nghiêm trọng của vết nứt tường nhà, bạn có thể linh hoạt áp dụng các phương pháp xử lý dưới đây để khắc phục nhanh chóng và đảm bảo độ bền cho ngôi nhà.
Sử dụng vữa già, xi măng xử lý vết nứt nhỏ
Đây là cách áp dụng cho các vết nứt chân chim hoặc nứt nhỏ trên bề mặt tường. Nếu có một chút kỹ năng và đầy đủ nguyên liệu, bạn có thể tự giải quyết và khắc phục hiện tượng này như sau:
- Làm sạch vết nứt bằng bàn chải cứng hoặc máy thổi bụi.
- Trộn vữa xi măng với cát theo tỷ lệ phù hợp.
- Dùng bay trét vữa vào vết nứt và làm phảng bề mặt.
- Chờ 7-10 ngày rồi sơn trát hoàn thiện tường.
Xử lý vết nứt tường nhà bằng keo PU
Bạn cần xem xét vết nứt tường trước khi sử dụng keo PU, có thể là vết nứt lớn nhưng không quá sâu, là vết nứt có khả năng nứt tiếp, cần chống thấm. Thực hiện xử lý qua các bước sau:
- Bơm keo PU vào bên trong vết nứt bằng súng chuyên dụng, đảm bảo che phủ kín toàn bộ khe nứt.
- Đợi keo khô và làm phảng bề mặt tường bằng giấy nhám, sau đó sơn phủ lại.
Ưu điểm khi dùng keo xử lý vết nứt tường gạch: Keo PU có độ bền cao, đàn hồi tốt và khả năng chống thấm hiệu quả.
Nhược điểm: Chỉ được thi công bên trong, chi phí khá cao và tốn nhiều công sức, không dùng cho những vết nứt quá nhỏ dưới 1mm.
Dùng keo silicon xử lý vết nứt tường nhà
Sử dụng keo silicon xử lý vết nứt tường là phương pháp hiệu quả, phù hợp với các vết nứt nhỏ, nứt ở các góc nhà… Các làm như sau:
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt tường, loại bỏ hết bụi bẩn, cặn bám xung quanh vết nứt và trong rãnh để đảm bảo keo silicon có thể bám dính tốt nhất.
Bước 2: Sử dụng băng dính dán xung quanh vết nứt để ngăn chặn keo silicon dính vào.
Bước 3: Gắn lọ keo silicon vào súng bắn keo và bắt đầu thi công đẩy keo vào rảnh nứt của tường nhà. (Lưu ý: Cần di chuyên súng bắn đều tay để độ dày silicon vừa đủ với độ rộng và bề dày của vết nứt)
Bước 4: Dùng sủi chuyên dụng vét keo cho bằng mặt tường, trước khi keo khô bạn hãy nhanh bóc lớp bằng đã dán ra khỏi bề mặt tường nhé. Sơn phủ lại sau khi keo silicon khô.
Xử lý nứt tường nhà bằng Sikadur và Sikaflex
Cách xử lý vết nứt tường bê tông bằng Sika chống thấm là một trong những cách được khá nhiều người áp dụng. Dùng cho các vết nứt còn khả năng nứt tiếp.
Ưu điểm: Có khả năng kéo dãn, keo có thể che kín đủ vết nứt ở giới hạn nhất định khi miệng vết nứt rộng hơn.
Nhược điểm: Có tính dẻo và độ đàn hồi, không giống như bê tông. Loại keo này cũng thường ít ăn sơn và dễ lộ vết sữa chữa.
Thi công:
- Làm sạch vết nứt tường nhà.
- Dùng máy cắt bê tông hình chữ V dọc theo tâm vết nứt khoảng 2cm sâu 1,5cm.
- Vệ sinh sạch sẽ vết cắt vết nứt.
- Bơm chất chống thấm Sika vào vết nứt bằng máy chuyên dụng.
- Trám lại bề mặt bằng hóa chất Sikadur 731, hoặc bơm Sikaflex Contruction AP tùy theo từng trường hợp. Nên thi công trong thời tiết dịu nhẹ, không nắng gắt.
Quét màn đàn hồi che vết nứt
Phạm vi áp dụng: Vết nứt vừa và nhỏ, còn khả năng nứt tiếp
Ưu điểm:
- Ngăn nước thấm vào tường.
- Đàn hồi theo sự co giãn của bề mặt, giảm nguy cơ bị nứt tường.
- Tạo lớp bảo vệ lâu dài trước thời tiết.
- Thi công nhanh chóng, dễ làm.
Nhược điểm: Chi phí cao nếu quét toàn bộ tường. Nếu chỉ quét theo đường nứt sẽ tạo các vết lòi lõm. Chỉ sử dụng tốt khi vật liệu có chất chống UV.
Thi công:
- Mài tường, vệ sinh bề mặt tường.
- Sử dụng lưới phù hợp với vật liệu tạo màng, quét màng 2 lớp theo phương vuông góc.
- Đợi keo khô thì sơn lại tường là hoàn thành.
Dùng lưới chống nứt tường
Cách xử lý này áp dụng ở các vị trí nguy hiểm, có khả năng nứt cao như chỗ tiếp giáp tường, cột, tường-đà hay ở các mép cửa, cửa sổ. Tiến hành xử lý bằng cách đặt lưới thép chống nứt do biến dạng hay co ngót như sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn cần trát một lớp xi măng thật mỏng lên khu vực đặt lưới thép chống nứt, đủ để giữ lưới thép không bị dịch chuyển,
Bước 2: Đặt lưới thép lên khu cực vừa trát xi măng, sau đó trát thêm một lớp mỏng xi măng lên phía trên nữa.
Bước 3: Sau khi đợi khô hoàn toàn, bạn làm phẳng và sơn lại bề mặt tường.
Sử dụng tấm ốp che tường nứt
Cách này có thể che hoàn toàn vết nứt, mang lại bề mặt tường mới mẻ, sạch đẹp mà không cần sơn lại. Tấm ốp sẽ làm nhiệm vụ bảo vệ tường khỏi tác động từ môi trường như mưa, ẩm mốc hoặc tia UV.
Ưu điểm:
- Không cần sửa chữa vết nứt chân chim trên bề mặt, chỉ cần che phủ bằng tấm ốp lót tường
- Có thể lựa chọn được nhiều mẫu mã, chất liệu để tăng tính thẩm mỹ.
Nhược điểm:
- Chỉ che phủ được vết nứt, không khắc phục được nguyên nhân bên trong tường
- Chi phí sẽ cao hơn so với các phương pháp truyền thống, vì phải cần nhiều vật liệu để che hết toàn bộ tường để tạo tính thẩm mỹ.
Thi công:
- Làm sạch bề mặt tường
- Lắp đặt tấm ốp bằng keo dán chuyên dụng hoặc đinh vít
Xử lý nứt tường bằng nước xi măng
Phương pháp này thường dùng nhiều cho các vết nứt chân chim, vết nứt nhỏ. Tuy nhiên, có thể sẽ là giải pháp không an toàn vì vết nứt có khả năng xuất hiện lại.
Thợ có mặt trong 30 phút
Hơn 65 thợ sẵn sàng phục vụ
Báo giá minh bạch & trọn gói
Hóa đơn VAT điện tử
Cách chống thấm tường bị nứt hiệu quả
Chống thấm tường sau khi xử lý vết nứt nhỏ là điều cần thiết để bảo vệ tường khỏi tác động của nước, độ ẩm… Dưới đây là những cách chống thấm hiệu quả nhất.
Sử dụng sơn chống thấm chuyên dụng: Là phương pháp chống thấm nước hiệu quả nhất, giúp bảo vệ tường lâu dài. Bạn nên tìm mua loại sơn phù hợp, chất lượng cao nhé.
- Làm sạch bề mặt tường để loại bỏ bụi bẩn, vết nấm mốc.
- Sơn lót chống thấm để tăng độ bám dính.
- Phủ lớp sơn chống thấm bên ngoài, đảm bảo quét đều và không được sót các góc khuất.
Đảm bảo hệ thống thoát nước hoạt động tốt: Kiểm tra và sửa chữa lại các máng xối, ống thoát nước để đảm bảo nước mưa không chảy vào tường.
Kết hợp chống thấm từ bên trong và bên ngoài: Dùng sơn chống thấm chuyên dụng cho các khu vực tường bên trong nhà. Bên ngoài thì nên dùng màng bitum hoặc sơn chống thấm ngoài trời để ngăn nước mưa thấm vào.