Lắp Đặt Máy Bơm Nước Tại Nhà

Dịch vụ lắp đặt máy bơm nước tại nhà

Hiện nay, thực tế sử dụng nước máy tại nhà phố cao tầng thường phát sinh nhu cầu lắp bơm nước (dạng bơm hút chân không, khác với bơm giếng thường là bơm ly tâm) để hút nước vào bồn chứa trên cao sau đó chia ra cho hệ thống nước dùng chung cả nhà. Bên cạnh đó, với các gia đình không dùng bồn chứa hoặc đang sinh sống ở các chung cư cũ (4 – 5 tầng) có bồn chứa nhưng nước không đủ mạnh để sử dụng thoải mái trong sinh hoạt gây khó chịu trong cuộc sống đời thường.

Như vậy để hiểu rõ và chọn lựa đúng máy bơm để lắp đặt thì quý khách chỉ cần nắm các thông tin như bên dưới để chọn lựa 2 loại máy bơm. Lắp bơm tăng áp đưa nước lên bồn chứa trên cao.

Việc lắp máy bơm tại nhà nếu có dụng cụ hỗ trợ và cẩn thận một chút thì quý vị có thể hoàn toàn có thể tự làm. Nếu quý khách muốn tiết kiệm thời gian và đảm bảo máy bơm trong nhà hoạt động tốt sau khi lắp đặt. Hãy nhấc máy lên gọi chúng tôi ngay lập tức, 1FIX đảm bảo sẽ không làm khách hàng thất vọng.

Cách phân loại các loại máy bơm nước

Khi nào thì sử dụng máy bơm đẩy cao?

Ở nhà cao tầng, hoặc nhà có bồn chứa nước trên cao thì hay gặp tình trạng áp lực nước yếu nên nước thủy cục không tự chảy được để theo đường ống dẫn lên các bể trên cao thì nên sử dụng các loại máy bơm đẩy nước lên cao.

M%C3%A1y B%C6%A1m N%C6%B0%E1%BB%9Bc Panasonic GP 250JXK SV5250W

Tùy độ cao của nhà mình, bạn có thể lựa chọn mua cho mình một chiếc máy phù hợp với nhu cầu sử dụng, đạt được kết quả cao nhất sao cho độ cao của cột áp phù hợp với công suất của máy, tránh lãng phí hoặc quá tải khi sử dụng máy bơm

  • Đối với nhà 1-2 tầng (2 tấm) nên sử dụng các loại máy có công suất 135W.
  • Đối với nhà 2- 3 tầng (3 – 4 tấm) nên sử dụng các loại máy có công suất 200W.
  • Đối với nhà 4-5 tầng (4 tấm trở lên) nên sử dụng các loại máy có công suất 300W.

Khi nào thì sử dụng máy bơm tăng áp?

Đối những gia đình không có bồn hay bể chứa trên cao, hay thậm chí những trường hợp đã có bồn chứa trên cao mà áp suất nước vẫn không đáp ứng đủ cho các thiết bị sử dụng nước như máy giặt, máy tắm nước nóng hay đơn giản là nước sinh hoạt quá yếu.

M%C3%A1y b%C6%A1m t%C4%83ng %C3%A1p

Với những gia đình không có bể chứa thì máy bơm tự động tăng áp sẽ phù hợp hơn các loại máy bơm khác.

Máy bơm tự động tăng áp sẽ tự động hút nước trong bể, đường ống, bơm trực tiếp vào thiết bị. Tuỳ từng nhu cầu thực tế cần dùng nhiều hay ít mà lựa chọn công suất cho phù hợp.

Cuối cùng các toà nhà của tư nhân hay tập thể, nhất là các khách sạn, ngoài máy bơm chân không hút, đẩy nước lên, còn cần sử dụng một chiếc máy tăng áp cho tầng trên cùng của toà nhà khi gặp áp lực yếu.

Khi nào thì lắp đặt máy bơm tăng áp nước nóng?

Máy bơm tăng áp nước nóng (còn gọi là máy bơm tăng áp chịu nhiệt) là loại máy bơm chịu được nhiệt độ chất lỏng đạt đến nhiệt độ sôi, có thể chịu được nhiệt độ lên đến 120 độ C và có khả năng bù áp, tăng áp cho hệ thống giúp chúng ta sử dụng nước tốt hơn, ổn định cho các thiết bị nước gia đình như sen tắm, máy giặt, máy lọc nước…

Ứng dụng thực tế

  • Máy bơm tăng áp nước nóng thích hợp cho việc tăng áp lực cấp nước nóng tại các thiết bị sử dụng nước nóng, nhất là khi nhà có sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời mà nước nóng từ bồn bảo ôn xuống các thiết bị thiếu áp lực.
  • Bơm cấp nước nóng tại các khu chế biến thực phẩm, sản xuất công nghiệp cần nước nóng.
  • Bơm hút nước tăng áp nước sạch thông thường, nước sinh hoạt.

Khi nào thì lắp đặt máy bơm chìm?

Máy bơm chìm là cách gọi tắt của máy bơm chìm nước thải. Đây là một trong 2 nhóm chính của bơm chìm (loại còn lại là bơm chìm dành cho giếng khoan.)

Dòng máy bơm nước này được chế tạo chuyên dùng cho nước thải, môi trường làm việc của nó là ngập hoàn toàn trong nước.

Do đó ứng dụng chính của máy bơm chìm có thể kể ra là:

  • Ứng dụng chủ yếu trong các công trình thoát nước, sử dụng máy bơm 3 pha.
  • Trong dân dụng thì dùng để thoát nước thải cho hầm các tòa nhà, xử lý khẩn cấp cho các trường hợp bị ngập, bao gồm cả ngập do úng nước mưa, ngập do triều cường…
  • Dùng máy bơm chìm trong bồn chất thải của nhà hàng, cơ sở chế biến thực phẩm để bơm qua bể hoặc bồn xử lý chính trước khi ra đường ống thoát nước công cộng.
  • Các mục đích khác như bơm nước hồ cá, bơm phòng cháy chữa cháy…

Tại sao nên sử dụng dịch vụ lắp đặt máy bơm của 1FIX

Bảng giá dịch vụ lắp đặt máy bơm

Với bộ phận dịch vụ máy bơm của 1FIX™, chúng tôi có thể thực hiện sửa chữa và lắp đặt các loại máy bơm nước bao gồm máy bơm tăng áp, máy bơm đẩy, máy bơm chìm nước thải… Công việc có thể được thực hiện tại chỗ hoặc trong xưởng được trang bị thiết bị đầy đủ của chúng tôi.

DỊCH VỤĐƠN GIÁGHI CHÚ
Lắp bơm tăng áp cho các nguồn nước yếu.300.000đ – 400.000đTùy theo độ khó khi thi công.
Lắp máy bơm nước300.000đ – 400.000đTheo thực tế công việc – cấp nguồn nước, nguồn điện.
Thay máy bơm nước200.000đ – 300.000đTùy theo độ khó khi thi công.
Sửa máy bơm nướcN/ABáo giá theo tình trạng và khối lượng công việc (sau khi khảo sát miễn phí.)

Những lưu ý khi lắp đặt máy bơm nước

Vị trí lắp đặt máy bơm nước

Khi lắp đặt máy bơm nước phải lưu ý các điều sau:

Phải được đặt cố định, chắc chắn để tránh máy bị rung khi vận động sẽ làm hỏng các bộ phận cơ khí của bơm.

Phải được đặt ở vị trí khô ráo, che chắn tránh nắng, mưa gió hoặc nước bắn vào làm ướt motor sẽ gây cháy máy và chập điện.

Càng gần nguồn nước càng tốt, lưu ý khả năng hút sâu tùy loại bơm. Chiều sâu hút (từ máy tới mặt nước) của máy bơm không quá 9m (đối với máy bơm hút nông). Các dòng bơm tăng áp điện tử thì cần nguồn nước cao hơn bơm từ 1m.

Không đặt máy bơm trong không gian quá hẹp, khô ráo, sạch sẽ, kín gió.

Quy chuẩn lựa chọn, lắp đặt đường ống

Phải sử dụng đường ống kích cỡ lòng ống tiêu chuẩn 1 inch (ɸ 27).

Các đường ống dẫn nước vào và ra phải thật kín, mọi sự rò rỉ đều có thể làm hại cho máy bơm khi vận hành.

Không dùng quá nhiều đầu nối 90 độ sẽ gây cản nước ra, ảnh hưởng đến khả năng đẩy cao.

Ống hút phải được lắp đặt sao cho van 1 hút chiều luôn nằm ở phương thẳng đứng làm tăng hiệu suất bơm.

Van hút 1 chiều nên cách đáy giếng ít nhất 30cm để tránh rác làm tắc nghẹt, hỏng máy bơm nước.

Nguyên tắc đảm bảo an toàn về điện

Phải bắt buộc thực hiện nối đất cho máy bơm để tránh nguy cơ rò rỉ về điện. Các bước thực hiện nối đất gồm:

  • Bước 1: Cắm một cây đồng hoặc sắt xuống đất (tối thiểu 10 cm), càng sâu thì càng tiếp đất tốt.
  • Bước 2: Nối 1 đầu dây điện vào vỏ máy bị rò điện, đầu còn lại nối vào cây tiếp đất ở bước 1.

Không nên vận hành máy bơm nước với nguồn điện thiếu ổn định và không phù hợp với công suất của máy bơm.

Không sử dụng máy bơm để hút dầu, nước muối, hoá chất hoặc nước có nhiệt độ trên 45 độ C.

Cách lắp máy bơm nước

Tùy vào loại máy bơm sẽ có cách lắp máy bơm nước chi tiết khác nhau một chút, những chia sẻ của 1FIX dưới đây chỉ phần nào giúp bạn hình dung rõ hơn, bạn nên tham khảo kỹ hơn các thông tin thương hiện cung cấp trong cuốn hướng dẫn sử dụng máy.

Ống nước

Ống nước cần được lắp vào giá đỡ ống sao cho ống dẫn không truyền áp lực hoặc lực rung lên đầu bơm. Đường kính trong của ống không những phụ thuộc vào chiều dài ống mà còn phụ thuộc vào tốc độ dòng chảy theo thiết kế: Đường kính ống phải đảm bảo sao cho tốc độ dòng chảy không vượt quá 1,4 – 1,5 m/giây ở đầu hút và 2,4 – 2,5 m/giây ở đầu xả. Đường kính không bao giờ được nhỏ hơn đường kính khẩu độ bơm.

Đầu hút

  • Đầu hút càng ngắn càng tốt, không có chỗ tắc, không thay đổi hướng đột ngột.
  • Phải có vành đệm kín chịu được lực chân không tạo ra trong quá trình hút.
  • Phải được lắp cao dần về phía đầu bơm, không bị gấp khúc làm cản trở quá trình mồi của bơm hoặc khiến bơm không thể mồi được.
  • Để bơm hoạt động, phải lắp van hút. Nếu là bơm tự mồi thì có thể thay van hút bằng van kiểm tra lắp trực tiếp vào khẩu độ hút. Để bơm có thể hoạt động chính xác, đầu ống hút phải ngập dưới nước một khoảng ít nhất là gấp đôi đường kính của ống.

Ống xả

Ống xả phải được lắp thêm một van kiểm tra và một van tiết lưu. Van kiểm tra có tác dụng bảo vệ máy bơm nước tránh khỏi tắc nước và ngăn không cho nước chảy ngược lại cánh bơm khi bơm dừng lại đột ngột. Ngoài ra, van tiết lưu có tác dụng điều tiết dòng chảy.

Lắp đồng hồ đo áp suất vào ống xả. Với bơm tự mồi, ống xả phải có một đoạn thẳng dài ít nhất 10m.

Mối nối điện

Lựa chọn dây điện có kích thước phù hợp dựa trên độ dài và chỉ số cường độ dòng điện ghi trên máy bơm nước (1mm2 tiết diện dây dẫn đồng tương đương 5A). Chuẩn bị đầu tiếp đất và đầu nối với nguồn điện sao cho các đầu này không thể tuột ra trong quá trình nối. Việc đấu điện phải do thợ kỹ thuật đảm nhiệm và phải đấu điện theo sơ đồ chỉ dẫn.

Máy bơm nước phải được tiếp đất và phải đảm bảo hệ thống tiếp đất luôn hoạt động tốt. Một số model một pha, động cơ điện được bảo vệ bằng một thiết bị có thể ngắt tự động.

Động cơ, nếu bị ngắt do hoạt động của thiết bị nhiệt, có thể bất ngờ khởi động lại, do đó phải ngắt điện trước khi bảo dưỡng hoặc sửa chữa máy bơm nước. Cả bơm một pha và bơm ba pha nên có một thiết bị bảo vệ điện thích hợp (công tắc có đuôi nhiệt…) có thể ngắt động cơ ra khỏi nguồn.

Khởi động

Trước khi khởi động máy bơm nước, phải kiểm tra để đảm bảo trục của động cơ có thể quay tự do. Một số máy bơm nước có một rãnh nhỏ trên đầu trục phía cánh bơm. Khi bơm bị kẹt, tra chìa vặn vít vào rãnh nhỏ này rồi dùng búa gõ nhẹ. Chỉ khởi động máy bơm nước khi bơm và ống hút đã chứa đầy nước. Không được cho bơm chạy khô, nếu chạy lâu sẽ bị hỏng cánh, khoang chia nước dẫn tới cháy động cơ…

Với bơm ba pha, động cơ phải được đặt theo đúng chiều mũi tên vẽ trên thân bơm (theo chiều kim đồng hồ khi nhìn động cơ từ phía cánh bơm). Nếu động cơ đặt không đúng chiều, phải đảo các mối nối dây dẫn điện từ nguồn. Bơm chỉ được phép hoạt động theo các thông số quy định.

Nếu muốn cho bơm hoạt động ra ngoài khoảng quy định, có thể điều chỉnh van cổng trên ống hút hoặc điều chỉnh áp suất của bất kỳ rơ-le áp suất nào.

Các thông tin về dịch vụ sửa máy bơm nước

  • Cách sửa máy bơm tăng áp kêu tạch tạch tại nhà
    Sử dụng máy bơm tăng áp ắt hẳn sẽ có đôi lúc phát hiện thiết bị này gặp một số hư hỏng nào đó, vậy đã bao giờ mọi người đối mặt với việc bơm tăng áp kêu tạch tạch hay chưa? Dạo gần đây 1FIX nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến …

    Chi tiết

  • Nguyên nhân máy bơm không lên nước & Cách xử lý tại nhà
    Máy bơm không lên nước hay máy bơm lên nước yếu là một lỗi thường gặp khi vận hành máy bơm và nguyên nhân gây ra lỗi này thì cũng rất đa dạng. Hôm nay 1FIX sẽ cùng các bạn tìm hiểu về các nguyên nhân tại sao máy bơm nước lên yếu hay không …

    Chi tiết

  • Cách lắp đặt máy bơm chìm gia đình
    Thời tiết bỗng mưa lớn mà gia đình lại chưa có sự phòng bị nào, ngập lụt sẽ nhanh chóng khiến cho cuộc sống gặp khó khăn. Đó cũng là lý do lắp đặt máy bơm chìm sẽ biến mọi đảo lộn trở lại bình thường, giải quyết tình trạng ngập lụt hoặc thoát nước …

    Chi tiết

  • Máy bơm tăng áp không tự ngắt và cách xử lý
    Máy bơm tăng áp không tự ngắt là một hiện tượng không hề bình thường và nếu không có cách xử lý kịp thời, sẽ khó tránh khỏi những hỏng hóc nghiêm trọng hoặc tuổi thọ của máy sụt giảm nghiêm trọng. Cùng 1FIX khám phá xem lỗi của máy bơm tăng áp này bắt …

    Chi tiết

  • Cách thay tụ máy bơm tăng áp và những điều cần biết
    Thay tụ máy bơm tăng áp là một quy trình quan trọng trong việc bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống cấp nước. Việc này đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đến chi tiết và hiểu biết về cách thức hoạt động của máy bơm. Trong bài viết này, 1FIX sẽ cùng bạn đi …

    Chi tiết