Thiết bị tiết kiệm điện đang trở thành một lựa chọn phổ biến cho những người muốn giảm chi phí điện năng và bảo vệ môi trường. Trong số các thiết bị này, Electric Saving Box đang thu hút sự chú ý với khả năng hứa hẹn giảm hóa đơn điện một cách đáng kể. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi: Thiết bị tiết kiệm điện Electricity Saving Box có tốt không? Trước khi quyết định sử dụng, chúng ta cần hiểu rõ về nguyên lý hoạt động, hiệu quả thực sự của nó, cũng như những ý kiến đánh giá từ người dùng thực tế.
Bài viết này của 1FIX sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về Electricity Saving Box, giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về tính hữu ích của thiết bị này.
Thiết bị tiết kiệm điện electricity saving box có giúp tiết kiệm điện?
Bạn đã bao giờ tự hỏi: “Electricity saving box là gì?” Nếu có một thiết bị giúp hóa đơn tiền điện nhà bạn giảm đi vài chục %, đó thật sự là một điều tuyệt vời, phải không nào! Hãy xem xét ví dụ sau: Hàng tháng, tổng tiêu thụ điện năng của gia đình bạn là 1.225 kWh, trong đó có 70% áp giá điện cho mục đích sản xuất. Nhưng với Electricity saving box, bạn có thể giảm lượng điện tiêu thụ đó một cách đáng kể.
Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn là một đóng góp tích cực cho bảo vệ môi trường. Nhưng liệu Electricity saving box có thực sự hiệu quả như vậy không? Hãy cùng khám phá:
1.225 *70/100 = 857,5 kWh
30% áp giá sinh hoạt được tính số lượng là: 1.225 – 857,5 = 367,5 kWh.
Điện sản xuất: 857,5 * 1685đ/kwh = 1.444.887,5 đồng
Điện sinh hoạt: Tính cho 01 hộ.
50kWh * 1678 đ/kwh = 83.900 đồng
50kWh * 1734 đ/kwh = 86.700 đồng
100kWh * 2014 đ/kwh = 201.400 đồng
100kWh * 2536 đ/kwh = 253.600 đồng
67,5kWh * 2834 đ/kwh = 191.295 đồng
Tổng tiền điện: 2.261.782,5 đồng.
Tiền thuế VAT: 226.178,25 đồng.
Tổng số tiền phải thanh toán: 2.487.960,75 đồng
Xem thêm cách kiểm tra hóa đơn tiền điện tại đây: https://1fix.vn/cach-kiem-tra-tien-dien-khi-hoa-don-tien-dien-tang-cao/
Giả sử khi gắn thiết bị tiết kiệm điện electricity saving box vào chúng ta tiết kiệm được 20% thì chúng ta sẽ có một khoản tiết kiệm khá lớn mỗi tháng rồi.
Công suất tiêu thụ sau khi gắn bộ tiết kiệm điện 1.225 – (1.225 *20/100) = 980 kWh
980 *70/100 = 686 kWh
30% áp giá sinh hoạt được tính số lượng là: 980 – 686 = 294 kWh.
Điện sản xuất: 686 * 1685đ/kwh = 1.155.910 đồng
Điện sinh hoạt: Tính cho 01 hộ.
50kWh * 1678 đ/kwh = 83.900 đồng
50kWh * 1734 đ/kwh = 86.700 đồng
100kWh * 2014 đ/kwh = 201.400 đồng
94kWh * 2536 đ/kwh = 238.384 đồng
Tổng tiền điện: 1.766.294 đồng.
Tiền thuế VAT: 176.629,4 đồng.
Tổng số tiền phải thanh toán: 1.942.923,4 đồng
Số tiền giảm được sau khi gắn thiết bị tiết kiệm điện electricity saving box:
2.487.960,75 – 1.942.923,4 = 545.037,35 đồng
Như vậy chúng ta đã tiết kiệm được một khoản tiền khá lớn trong ngân sách tiêu dùng gia đình. Tuy nhiên đây chỉ là giả sử thiết bị tiết kiệm điện hoạt động tốt. Nếu như bộ tiết kiệm điện electricity saving box không giúp giảm điện năng tiêu thụ mà còn có thể gây tốn kem thêm thì đúng là “tiền mất tật mang”.
Chuyên gia nói gì về thiết bị tiết kiệm điện electricity saving box
Theo ông Trần Văn Thịnh, Trưởng bộ môn thiết bị điện – điện tử tại Khoa Điện của Đại học Bách Khoa Hà Nội, việc quảng cáo về các hộp tiết kiệm điện là trò lừa đảo. Các nghiên cứu và thực tế chỉ cho thấy hiệu quả tiết kiệm điện từ 1 đến 5% là rất lớn, trong khi các cục tiết kiệm điện được quảng cáo có thể tiết kiệm tới 40 – 50% lượng điện tiêu thụ.
PGS.TS Lê Văn Doanh, nguyên Trưởng khoa Điện – Điện tử của Đại học Bách khoa Hà Nội cũng chia sẻ quan điểm tương tự, cảnh báo người tiêu dùng không nên tin tưởng vào các quảng cáo về hộp tiết kiệm điện với lời hứa hiệu quả quá cao.
Cộng đồng mạng cũng chia sẻ rằng các sản phẩm như hộp tiết kiệm điện thường không đáp ứng đúng như quảng cáo. Sử dụng các thiết bị này có thể bị xem là vi phạm pháp luật và bị xử lý hình sự. Với việc giá điện ngày càng tăng, cần phải tăng cường ý thức sử dụng điện hiệu quả thay vì dựa vào những sản phẩm như thiết bị tiết kiệm điện hay cục tiết kiệm điện để tránh rủi ro “tiền mất, tật mang”.
Như vậy, việc đầu tư vào các sản phẩm tiết kiệm điện nên được cân nhắc kỹ lưỡng, với sự hiểu biết về nguyên lý hoạt động và thông tin đáng tin cậy từ các chuyên gia. Đồng thời, nâng cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả là cách tốt nhất để giảm chi phí và bảo vệ môi trường một cách bền vững.
Dịch vụ sửa chữa của One Fix tự hào phục vụ hơn 30.000 khách hàng suốt nhiều năm qua, chúng tôi luôn tự tin sẽ làm hài lòng quý khách với chất lượng dịch vụ đảm bảo với mức giá hợp lý nhất thị trường.tủ lạnh bị chảy nước đằng sau
Hơn 30.000 khách hàng hài lòng
Xuất hóa đơn & phiếu bảo hành ngay
Hơn 65+ thợ có sẵn khắp các quận
Bên trong thiết bị tiết kiệm điện electricity saving box: có thật sự tiết kiệm được điện?
Trong thời gian gần đây, cộng đồng trên Facebook và các trang mạng xã hội liên tục nhận được các tin quảng cáo về các loại thiết bị tiết kiệm điện gia đình. Những thiết bị này được quảng cáo là có khả năng giúp tiết kiệm điện năng đáng kể, một số thậm chí nói rằng có thể giảm lên đến 40% tiêu thụ điện.
Tuy nhiên, khi điều tra sâu hơn, các cục tiết kiệm điện này thường chỉ là những hộp nhựa đơn giản, bên trong chỉ có cầu chì, vài con điện trở và đèn LED. Thiết kế mạch điện của chúng thường rất sơ sài và không đảm bảo chất lượng. Mặt khác, các quảng cáo thường dùng những khẩu hiệu mạnh mẽ nhưng không có cơ sở khoa học.
Thực tế đã chỉ ra rằng không có công nghệ nào với cách kết nối đơn giản như vậy có thể mang lại hiệu quả tiết kiệm điện như quảng cáo. Các chuyên gia khẳng định rằng để tiết kiệm điện hiệu quả, chúng ta cần thực hiện các biện pháp như tắt thiết bị điện khi không sử dụng, chọn lựa đèn LED thay thế cho các loại đèn tiêu thụ năng lượng cao hơn và sử dụng thiết bị điện một cách hợp lý theo tiêu chuẩn được chính phủ đề ra.
Do đó, việc đầu tư vào các hộp tiết kiệm điện hay các thiết bị tiết kiệm điện có thực sự hiệu quả có thể không phải là một lựa chọn thông minh và hiệu quả để giảm chi phí điện hàng tháng.
Một số mẹo nhỏ giúp tiết kiệm điện cho gia đình
Bạn luôn có tâm trạng không tốt mỗi khi thanh toán tiền điện với hóa đơn tiền điện ở mức cao, chúng luôn là nỗi ám ảnh của nhiều hộ gia đình. Không có thiết bị tiết kiệm điện nào có thể giúp bạn giảm vài chục % tiền điện mỗi tháng. Tuy nhiên, nếu biết sử dụng thiết bị điện một cách thông minh và áp dụng một số mẹo đơn giản khác thì bạn có thể kiểm soát và tiết kiệm được một lượng đáng kể điện năng tiêu thụ.
Sử dụng bóng đèn có bộ tiết kiệm điện
Theo công bố của Bộ Năng lượng cho biết đèn chiếu sáng dùng công nghệ LED tiết kiệm khoảng 75% năng lượng và có tuổi thọ gấp 25 lần so với đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang. Chính vì điều này, hãy thay thế tất cả những bóng đèn chiếu sáng trong nhà với loại đèn led tương ứng để tiết kiệm điện tốt hơn. Bạn sẽ không cần lo ngại về kích thước của đèn LED bởi hiện nay có rất nhiều loại đèn có hình dáng và kích thước giống đèn sợi đốt.
Sử dụng thiết bị cảm biến chuyển động để tránh lãng phí điện
Chúng ta thường hay quên tắt các thiết bị điện khi không sử dụng nữa. Nếu các thành viên trong gia đình bạn không có thói quen tắt đèn thì thiết bị phát hiện chuyển động là một giải pháp phù hợp cho bạn. Chúng cũng được xem như một thiết bị tiết kiệm điện nếu như chúng ta biết cách sử dụng hiệu quả. Nguyên lý hoạt động của bộ tiết kiệm điện gia đình này là các cảm biến sẽ ghi nhận khi phát hiện ra chuyển động trong phòng thì đèn mới được bật lên.
Sử dụng thiết bị điều chỉnh độ sáng đèn điện
Việc điều chỉnh cường độ sáng phù hợp giúp điều tiết công suất của bóng đèn giúp bạn có thể tiết kiệm năng lượng. Với hệ thống điều khiển thông minh ngày nay việc này có thể thực hiện qua các ứng dung đi kèm rất tiện lợi. Các ứng dụng này cho phép bạn điều chỉnh độ sáng của đèn cho dù bạn đang ở bất cứ nơi nào chỉ cần có kết nối internet.
Giảm thiểu việc để thiết bị điện ở trạng thái chờ
Các thiết bị điện ở chế độ chờ vẫn tiêu thụ một lượng điện năng nhất định. Vì vậy nên cắt hoàn toàn nguồn điện đối với các thiết bị loại này.
Sử dụng công cụ giám sát thiết bị điện trong nhà
Có môt jthieets bị dùng để giám sát các thiết bị sử dụng điện trong nhà cũng giống như có một quản gia tận tụy. Công cụ này được thiết kế để giúp kiểm soát việc sử dụng điện trong gia đình bằng cách giám sát các thiết bị điện. Thiết bị tiết kiệm điện này còn giúp nhắc nhở người dùng về những kế hoạch trong nhà và thông báo cho họ khi quên tắt các thiết bị điện. Ngoài ra, nó có thể tính toán được thiết bị gây tiêu tốn năng lượng nhất trong nhà và ước tính tổng lượng điện năng mà chúng tiêu thụ.
Sử dụng công tắc thông minh như một thiết bị tiết kiệm điện
Các loại công tắc này cho phép người dùng dù có thể điều khiển dễ dàng tắt hay mở các thiết bị điện gia dụng mà không cần phải bước tới ổ điện để tháo phích cắm. Thiết bị này kết nối không dây với smartphone qua mạng Wi-Fi. Bên cạnh đó, bạn còn có thể lập các kịch bản làm việc tự động cho nó ví dụ tự tắt thiết bị sau vài giờ và báo cáo về hiện trạng tiêu thụ điện.
Khách hàng có nhu cầu được tư vấn hay lắp đặt điện hãy liên hệ 1FIX ngay
DỊCH VỤ | ĐƠN GIÁ | GHI CHÚ |
---|---|---|
Lắp mới 1 bộ bóng đèn Huỳnh Quang, đèn compact | Từ 150.000đ | Lắp bộ bóng đèn + công tắc, giá tùy thuộc vào việc đi dây nguồn. Giảm giá theo số lượng. |
Lắp mới đèn lon | 40.000đ – 150.000đ | Lắp dưới 3 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng. |
Lắp mới 1 ổ cắm điện nổi | 100.000đ – 200.000đ | Lắp dưới 3 bộ giá 200.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng. |
Lắp mới 1 ổ cắm điện âm | Báo giá sau khi khảo sát | Tùy theo phương án đục tường, đi dây nguồn. |
Sửa chập điện âm tường | Báo giá sau khi kiểm tra | Tùy thuộc vào độ khó trong khắc phục và diện tích mất điện. |
Sửa chập điện nổi | Báo giá sau khi kiểm tra | Tùy thuộc vào độ khó trong khắc phục và diện tích mất điện. |
Thay 1 bộ bóng đèn | 70.000đ – 150.000đ | Thay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng. |
Thay bóng đèn (Huỳnh quang, compact) | 40.000đ – 150.000đ | Thay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng. |
Sửa bóng đèn (thay tăng phô, chuột) | 80.000đ – 150.000đ | Thay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng. |
Thay CB phụ | 80.000đ – 150.000đ | Thay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng. |
Thay công tắc | 80.000đ – 150.000đ | Thay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng. |
Thay ổ cắm nổi | 50.000đ – 150.000đ | Thay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng. |
Lắp máy nước nóng | 200.000đ – 500.000đ | Tùy thuộc vào việc đi dây nguồn, trang bị CB. |
Lắp mới bộ báo cháy | 180.000đ – 350.000đ | Giá tùy thuộc vào thiết bị, việc đi dây nguồn. |
Đi dây điện nguồn | Báo giá sau khi khảo sát | |
Lắp đặt điện nổi | Báo giá sau khi khảo sát | |
Lắp đặt điện âm | Báo giá sau khi khảo sát | |
Lắp đặt điện 3 pha | Báo giá sau khi khảo sát | |
Cân pha điện 3 pha | Báo giá sau khi khảo sát | |
Thi công hệ điện | Báo giá sau khi khảo sát | Thiết kế thi công hệ điện cho văn phòng, Shop, cafe… Có xuất hóa đơn VAT & HĐ đầy đủ. |
Lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn bảng hiệu | Báo giá sau khi khảo sát | Lắp hệ thống đèn chiếu sáng, trang trí cho Shop, quán Cafe, nhà hàng, văn phòng… Có xuất hóa đơn VAT & HĐ đầy đủ. |