Điều hòa bị nhảy Aptomat, máy lạnh bị nhảy CB nguyên nhân từ đâu?

Trong quá trình sinh hoạt các hoạt động trong gia đình hằng ngày, việc xảy ra sự cố điều hòa bị nhảy Aptomat là chuyện không còn quá xa lạ. Việc Aptomat bị nhảy thường xuyên dễ dẫn đến thiết bị điện đang tiêu thụ điện năng rất dễ dẫn đến trường hợp bị chảy nổ. Trong bài viết hôm nay 1FIX sẽ mang đến những nguyên nhân khiến cho máy lạnh bị nhảy CB và mang đến câu trả lời cho câu hỏi CB máy lạnh là gì? Vì sao máy lạnh bị chập điện, sập nguồn?

Tìm hiểu sơ bộ về Aptomat

Khái niệm về Aptomat

Aptomat là một thiết bị điện mà hẳn ai cũng đã từng nghe. Nó có tên gọi tiếng Anh là Circuit Breaker, thường được viết tắt là CB. Về cơ bản, Aptomat là một loại cầu dao có khả năng đóng cắt một cách tự động. Trong một hệ thống điện, Aptomat đóng vai trò bảo vệ hệ thống tránh hiện tượng quá tải hay ngắn mạch. Một số loại còn có thêm nhiều chức năng cải tiến khác như chống rò rỉ điện hoặc chống giật.

Aptomat được phân chia ra nhiều loại khác nhau dựa theo cấu tạo, chức năng, số pha/ số cực, dòng cắt ngắn mạchkhả năng chỉnh dòng.

aptomat la gi nguyen nhan va cach khac phuc aptom
Aptomat hay còn gọi và CB (được viết tắt của Circuit Breaker)

CB máy lạnh là gì?

Như đã tìm hiểu ở phần trên, CB cũng là Aptomat. Đối với máy lạnh nó là khí cụ điện có nhiệm vụ ngắt mạch điện một cách tự động trong những trường hợp máy lạnh tiêu thụ điện quá tải hoặc xảy ra tình trạng thấp áp, ngắn mạch … Trong suốt quá trình vận hành, CB có thể gặp kha khá sự cố khiến cho quá trình hoạt động không được bình thường, bao gồm hiện tượng máy lạnh bị nhảy CB, làm cho việc vận hành của máy lạnh gián đoạn, nếu kéo dài vấn đề này có thể gây ra những hiện tượng máy lạnh bị chập điện hay cháy rất nguy hiểm.

Máy lạnh bị sập nguồn là gì?

Máy lạnh bị sập nguồn là trong quá trình sử dụng máy lạnh đột ngột có một tác nhân gây gián đoạn khiến cho hệ thống máy lạnh không được cấp điện nữa hay còn gọi là bị sập. Nguyên nhân chính của vấn đề này rất có thể do động cơ. Sau một quá trình dài hoạt động, động cơ máy lạnh sẽ có dấu hiệu chững lại và gặp phải trục trặc nhất định. Các máy móc không hoạt động một cách trơn tru như lúc ban đầu hay bị xuống cấp là nguyên nhân chính dẫn đến việc bị sập nguồn.

Máy lạnh bị chập điện là gì?

Hiện tượng máy lạnh bị chập điện chủ yếu đến từ tủ đông được sử dụng trong thời gian dài làm cho mối hàn tủ bị hở, mọt dàn dẫn đến vấn đề bị xì hơi gas, làm lạnh kém dần và hao phí điện năng không dùng và có thể gây thủng giàn máy lạnh. Hoặc cũng có thể do sử dụng dây kém chất lượng, không đáp ứng được nhu cầu tải điện điện trên cặp nguồn dẫn đến khi sử dụng gây nên hiện tượng máy lạnh bị chập điện. Hoặc cũng có thể là do Aptomat, hỏng Aptomat dẫn đến điều hòa máy lạnh bị chập điện là vô cùng phổ biến.

Điều hòa bị nhảy Aptomat
Máy lạnh bị chập điên gây cháy nổ

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Aptomat

Cấu tạo

Có vô số loại Aptomat nhưng chúng thường có cấu tạo khá giống nhau gồm hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc là ba tiếp điểm (tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ và hồ quang). Khi mạch điện được đóng lại, các tiếp điểm sẽ lần lượt đóng từ hồ quang đến tiếp điểm phụ và sau cùng là tiếp điểm chính. Nếu như mạch điện bị ngắt, quá trình mở các tiếp điểm sẽ diễn ra ngược lại so với lúc đóng.

Thiết kế như thế để đảm bảo rằng hiện tượng hồ quang điện chỉ xảy ra trên một tiếp điểm, do đó sẽ bảo vệ được các tiếp điểm còn lại và toàn bộ hệ thống điện. Đối với các Aptomat có ba cấp tiếp điểm, tiếp điểm chính sẽ được bảo vệ một cách tốt hơn vì nó được ngăn cách với tiếp điểm hồ quang qua tiếp điểm phụ.

Aptomat 03
Nắm rõ cấu tạo của Aptomat để dễ dàng nhân biết khi máy lạnh bị nhảy CB

Ngoài ra, Aptomat còn có các bộ phận cơ bản khác như là dập hồ quang, cơ cấu truyền động cắt và móc bảo vệ. Dập hồ quang thường chia làm hai kiểu là nửa kín hoặc nửa hở. Cơ cấu truyền động cắt có thể được điều khiển bằng tay hoặc bằng cơ điện. Cuối cùng, móc bảo vệ gồm hai kiểu là rơ le hoặc điện từ.

Nguyên lý hoạt động của CB

Hầu hết các hệ thống Aptomat đều có nguyên lý làm việc khá giống nhau. Các móc bảo vệ sẽ làm nhiệm vụ ngắt mạch khi phát hiện ra tình trạng lỗi ở trong hệ thống điện. Nếu một dòng điện chạy qua các tiếp điểm thay đổi một cách đột ngột, từ trường tạo ra trên lò xo (điện áp quá thấp) sẽ bị giảm hay lò xo bị nóng lên vượt mức (điện áp cao) khiến các tiếp điểm bị mở ra và dòng điện bị ngắt.

Đối với các loại Aptomat cho gia đình (với dòng điện định mức không lớn hơn 600A), người dùng sẽ phải sử dụng tay để điều khiển thiết bị để hoạt động trở lại. Trong khi đó, một số mẫu Aptomat dành cho hệ thống điện có dòng cao hơn (lên đến 1000A) thường có cơ chế điều khiển bằng điện từ.

Sau khi hiện tượng ngắn mạch xuất hiện trong một khoảng thời gian, các lò xo trong móc bảo vệ sẽ trở lại trạng thái bình thường để các tiếp điểm có thể được tiếp xúc lại với nhau, cho phép dòng điện tiếp tục chạy qua.

Các tiếp điểm của Aptomat thường được làm bằng đồng hoặc các hợp kim đồng, hợp kim của bạc và các vật liệu khác dẫn điện tốt. Tuổi thọ sử dụng của tiếp điểm sẽ bị giới hạn bởi số lần tiếp xúc với hiện tượng hồ quang điện khi ngắt/ mở dòng điện. Khi các tiếp điểm bị ăn mòn, chúng sẽ cần được thay mới để Aptomat có thể hoạt động ổn định.

Những nguyên nhân điều hòa bị nhảy Aptomat (máy lạnh bị nhảy CB)

Sau khi đã tìm hiểu được các khái niệm cơ bản để dễ dàng nắm bắt cũng như phát hiện ra vấn đề khi điều hòa hay máy lạnh bị nhảy CB thì sau đây chúng ta sẽ đến với những nguyên nhân dẫn đến vấn đề này.

Nguồn điện bị quá tải

Máy lạnh sử dụng nguồn điện chung với nhiều thiết bị khác trong nhà làm cho nguồn điện bị quá tải và làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của CB vì điện áp cần cấp vào máy lạnh là rất quá lớn hoặc quá thấp, gây hiện tượng CB bị nhảy.  

Dàn lạnh hoặc dàn nóng của máy lạnh bị chạm điện

Việc không vệ sinh máy lạnh định kỳ có thể khiến cho bụi bẩn lâu ngày có điều kiện bám dày đặc trên lưới lọc ở dàn lạnh máy lạnh, từ đó hơi lạnh không được thoát ra ngoài. Thay vào đó, chúng sẽ đọng lại thành giọt nước và có thể gây nên hiện tượng chạm điện, làm ảnh hưởng đến sự hoạt động CB và làm cho CB bị nhảy.

Ngoài ra, nếu không vệ sinh máy lạnh thường xuyên thì bạn sẽ không phát hiện kịp thời một số linh kiện, bộ phận bị hỏng như tụ đề block hay block (máy nén), có thể gây ra tình trạng chạm điện, từ đó khiến cho CB cũng có thể bị nhảy.

CB bị hỏng

Cũng như bao thiết bị khác CB cũng có tuổi thọ nhất định, theo tiêu chuẩn thì CB có thể đạt đến số lần bật tắt lên đến 500 lần. Điều này có nghĩa sau 500 lần thì tuổi thọ CB sẽ bị giảm sút đáng kể, khiến nó hoạt động không như lúc ban đầu.

Nguyên nhân chính là do thanh đồng lưỡi gà bên trong CB bị hao mòn dần trong suốt khoảng thời gian dài hoạt động, khiến cho các điểm tiếp xúc trở nên kém dần, làm cho dòng điện chạy qua bị chập chờn không ổn định và gây ra hiện tượng nhảy CB.

Dàn nóng bị rò rỉ điện

Phần lớn, dàn nóng được lắp đặt ngoài trời nên thường tiếp xúc với nhiều yếu tố từ môi trường xung quanh, bị ảnh hưởng đến sự thoát nhiệt của thiết bị.

Thậm chí, một số linh kiện bên trong dàn nóng có thể bị xuống cấp sau khoảng thời gian dài sử dụng hoặc xảy ra hiện tượng rung lắc và tiếp xúc gây ma sát với phần hộp kim loại chứa board mạch, sinh ra dòng điện nhỏ, kết hợp với nhiệt độ nóng của ban ngày bên ngoài, từ đó dễ gây rò rỉ điện, khiến cho CB bị nhảy.

Dây điện nguồn gặp sự cố

Ngoài vấn đề liên quan đến ổ điện (nguồn điện), dây điện cũng là nguyên nhân khiến cho CB máy lạnh bị nhảy.

Vì dây dẫn điện có thể bị chạm hoặc còn non khiến cho dây dễ bị nóng lên và chảy lớp nhựa cách điện bên ngoài, hay tại một số vị trí trên dây điện nguồn có thể bị động vật cắn hoặc một vài lí do khách quan khác tất cả những điều này có thể gây ra tình trạng rò rỉ và chạm điện.

sua day dan dien 1
Dây điện bị sử cố dẫn đến vấn đề điều hòa bị nhảy Aptomat

Cách khắc phục điều hòa bị nhảy Aptomat (máy lạnh bị nhảy CB)

Thời gian tối thiểu 1 hour

Khắc phục nguồn điện bị quá tải

1657262411 28 May lanh nhay CB Nguyen nhan va cach khac phuc

Chúng ta nên sử dụng máy ổn áp để làm cho ổn định nguồn điện cấp vào các thiết bị điện trong nhà. Ngoài ra, bạn cũng nên phân bổ hợp lý việc sử dụng nguồn điện giữa các thiết bị điện trong nhà.
Chẳng hạn, tránh dùng máy lạnh chung ổ điện với tủ lạnh và tivi, vì đây đều là thiết bị tiêu thụ điện lớn nên khi chúng hoạt động cùng một lúc sẽ dễ gây ra tình trạng quá tải nguồn điện, khiến cho CB máy lạnh dễ bị nhảy

Khắc phục dàn nóng bị rò rỉ điện

nguyen nhan lam cuc nong dieu hoa keu to va cach khac phuc

Lưu ý đến vị trí lắp đặt dàn nóng máy lạnh ở ngoài trời, vị trí thoáng mát, không gặp phải nhiều chướng ngại vật và tránh hướng gió thổi trực tiếp vuông góc vào dàn nóng.
Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh máy lạnh định kỳ để phát hiện kịp thời tình trạng dàn nóng hoạt động bất thường.

Khắc phục CB bị hỏng

aptomat bi nhay lien tuc 1024x576 1

Việc của bạn nên mua CB mới phù hợp với công suất tiêu thụ của máy lạnh. Nên tìm hiểu xem công suất của loại máy lạnh nhà bạn là bao nhiêu. Vì nếu chọn mua CB mới có công suất tải quá thấp so với công suất tiêu thụ của máy lạnh thì cũng sẽ khiến cho CB tiếp tục bị nhảy.  

Khắc phục dàn lạnh hoặc dàn nóng của máy lạnh bị chạm điện

cu c no ng ngoa i tro i

Nên kiểm tra thực hiện vệ sinh máy lạnh định kỳ 6 đến 9 tháng/lần tùy theo tần suất sử dụng. Hơn nữa, nếu phát hiện máy lạnh bị chảy nước thấm trên tường hoặc nhỏ xuống sàn, thì hãy nhanh chóng dùng bút thử điện xem máy lạnh có đang bị rò rỉ điện không?
Nếu không tìm ra nguyên nhân, tốt nhất bạn nên nhờ đến nhân viên kỹ thuật để hỗ trợ.

Khắc phục dây điện nguồn gặp sự cố

rui ro chay no do day cap dien kem chat luong

Kiểm tra lại toàn bộ dây điện nguồn để chắc chắn rằng chúng hoạt động tốt. Nếu có dấu hiệu hư hỏng, bạn có thể nối lại hoặc thay mới để đảm bảo nguồn điện cấp vào máy lạnh ổn định, từ đó không xảy ra hiện tượng CB bị nhảy.

Estimated Cost: 500000 VND

Supply:

  • 1FIX

Tools:

  • Bút thử điện
  • Băng keo
  • Dụng cụ chuyên dụng

Materials: Aptomat

Dịch vụ sửa điều hòa bị nhảy Aptomat chuyện nghiệp

Dịch vụ sửa điều hòa bị nhảy Aptomat của 1FIX sẽ bao gồm sửa các vấn đề về máy lạnh hay điều hòa như máy lạnh bị chập điện, máy lạnh bị nhảy CB, lắp CB cho máy lạnh, …

Từ cách khắc phục vấn đề điều hòa bị nhảy Aptomat hay máy lạnh bị nhảy CB bạn có thể kiểm tra tại nhà. Tuy là đơn giản nhưng cũng yêu cầu người sửa có trình độ chuyên môn am hiểu về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của máy lạnh và Aptomat để quá trình sửa chữa diễn ra tốt nhất. Vì thế bạn có thể tham khảo và sử dụng dịch vụ sửa điều hòa bị nhảy Amtomat chuyên nghiệp của chúng tôi để đảm bảo vấn đề nhảy Aptomat không còn lặp lại lần sau.

Liên hệ đặt lịch hẹn tại Website này hoặc Hotline: 0938.528.085 để tiến hành đặt lịch. Đội ngũ thợ sẽ có mặt tại nhà bạn trong tích tắc để tiến hành xem xét và đưa ra thời khuyên phù hợp nhất về tình trạng lỗi của CB (Aptomat) cũng như giá cả của từng loại sản phẩm cho bạn chọn lựa trước khi tiến hành thực thi.

Công tơ điện tử thông minh
Đội ngũ thợ với chất lượng chuyên môn cao của 1FIX

Dịch vụ sửa chữa của One Fix tự hào phục vụ hơn 30.000 khách hàng suốt nhiều năm qua, chúng tôi luôn tự tin sẽ làm hài lòng quý khách với chất lượng dịch vụ đảm bảo với mức giá hợp lý nhất thị trường.tủ lạnh bị chảy nước đằng sau

Hơn 30.000 khách hàng hài lòng

Thợ có mặt trong vòng 30 phút

Xuất hóa đơn & phiếu bảo hành ngay

Hơn 65+ thợ có sẵn khắp các quận

Tổng kết

Bài viết đến đây là kết thúc, mong bạn đã trang bị cho bản thân mình những kiến thức bổ ích về Aptomat cũng như biết nhận dạng những lỗi cơ bản để có thể tự khắc phục khi xảy ra vấn đề máy lạnh bị nhảy CB. Đồng thời bạn cũng có thể tham khảo thêm những dịch vụ mà 1FIX cung cấp để đảm bảo việc sửa chữa đạt chất lượng cao nhất.

Các bài viết liên quan khác:


Photo of author

Tuấn Anh

Chào các bạn, tôi là Tuấn Anh, đã tốt nghiệp cao đẳng ngành điện công nghiệp và dành hơn 3 năm học tập, nghiên cứu về chủ đề sửa chữa điện nước và cải tạo nhà cửa. Với mong muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm mà tôi đã tích lũy được, tôi đã quyết định trở thành một blogger. Tôi luôn cố gắng viết những bài viết dễ hiểu, thân thiện và đầy đủ thông tin, giúp các bạn tiếp cận với những kiến thức chuyên môn một cách dễ dàng. Từ đó, các bạn có thể tự tin hơn trong việc sửa chữa, bảo trì điện nước và cải tạo ngôi nhà của mình một cách hiệu quả và an toàn.

Viết một bình luận