Khi trái đất đang ngày một nóng lên, ô nhiễm môi trường, bụi mịn trong không khí tăng cao, hầu hết các gia đình đều cố gắng để có thể sử dụng máy lạnh điều hòa không khí trong nhà, tận dụng bộ lọc của máy để giảm thiểu bụi bẩn trong không khí mà mắt thường không nhìn thấy được, làm dịu mát không gian sống để cả gia đình đều thoải mái và điều này cũng đồng nghĩa với việc hóa đơn tiền điện hàng tháng sẽ tăng lên đáng kể. Trong bài viết này 1Fix sẽ chia sẻ với các bạn 12 cách sử dụng máy lạnh giúp tiết kiệm điện,
1. Sử dụng máy lạnh có công suất phù hợp với diện tích phòng
Chọn chiếc máy lạnh có công suất phù hợp với diện tích (hay thể tích) cho căn phòng của bạn, việc này giúp đảm bảo khả năng làm mát của máy lạnh, đồng thời giúp bạn tối ưu được lượng điện năng tiêu thụ.
Cách tính công suất máy lạnh cần mua theo diện tích phòng
Công suất máy lạnh cũng được tính khá đơn giản theo công thức: 1 m2 x 600 BTU. Trong đó, 1HP = 1 ngựa = 9000 BTU
Ví dụ: Phòng có kích thước 4,5m (dài) x 5m (rộng), cách tính công suất như sau:
(4,5 x 5) x 600 = 13 500 BTU = 1,5 ngựa = 1.5 HP. Vì thế bạn nên chọn máy lạnh quận 1,5 ngựa (1.5 HP).
Khi mua máy lạnh bạn nên chọn máy có công suất nhỉnh hơn diện tích hoặc thể tích phòng một ít là tốt nhất, máy lạnh có công suất mạnh sẽ làm lạnh nhanh và đến lúc đạt độ lạnh tiêu chuẩn sẽ tự động vận hành máy nén để tiết kiệm điện, đồng thời máy cũng có thời gian nghỉ ngơi.
Không mua máy lạnh có công suất vừa đủ hoặc nhỏ hơn so với diện tích phòng để tránh máy vận hành quá sức, hoạt động không nghỉ ngơi làm máy giảm tuổi thọ.
Cũng không nên mua máy có công suất quá lớn so với diện tích phòng, như vậy quá lãng phí tiền mua máy mà không sử dụng hết công suất.
2. Chọn chế độ làm lạnh phù hợp với điều kiện phòng
Trong khi chế độ Cool giúp giảm nhiệt độ phòng xuống để làm lạnh và duy trì nhiệt độ đó ổn định, thì chế Dry chỉ thực hiện chức năng khử ẩm, duy trì nhiệt độ hiện tại của phòng chứ không có khả năng làm lạnh. Vậy nên, chế độ Dry thực sự có phần tiết kiệm hơn.
Khi chuyển sang chế độ Dry ta cũng có thể cảm thấy mát hơn một chút do hơi ẩm trong phòng bị hạ xuống làm mồ hôi bay hơi nhanh hơn giúp cơ thể tỏa nhiệt nhanh theo và hiệu quả này cũng chỉ có thể cảm thấy trong những ngày trời mát, nhiệt độ không cao.
Do môi trường phòng lạnh vốn đã dễ làm chúng ta bị khô da nên chỉ nên sử dụng chế độ Dry khi mà độ ẩm trong phòng quá cao như những ngày mưa chẳng hạn (độ ẩm thích hợp là từ 60% đến 70%).
Những nơi độ ẩm thấp, tuyệt không nên dùng chế độ Dry vì có thể làm khô da, gây nứt nẻ môi và tay chân. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng và khô hanh như những ngày vừa qua.
Việc sử dụng linh động nhiều chế độ cũng giúp máy lạnh tăng độ bền, hoạt động ổn định hơn về lâu dài.
Nếu chỉ bảo quản máy tốt thôi thì chưa đủ, để máy hoạt động tốt, bạn cần phải gọi thợ đến vệ sinh máy lạnh. Việc này có thể giảm đến 15% công suất hoạt động của máy, giúp tiết kiệm một lượng điện rất lớn, đồng thời tăng tuổi thọ của máy.
Số lần bảo dưỡng sẽ tùy thuộc vào môi trường và tần suất sử dụng trong năm, nhưng theo các chuyên gia về
điện lạnh thì nên bảo dưỡng máy lạnh quận 3 – 4 tháng 1 lần (tùy vào mức độ sử dụng thường xuyên).
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn các dòng máy lạnh có tính năng tự vệ sinh, giúp bạn chủ động được thời gian, đồng thời tiết kiệm chi phí gọi thợ và đảm bảo sức khỏe của gia đình bạn tốt hơn.
4. Không nên bật tắt điều hòa liên tục
Bật điều hòa sẽ làm tiêu tốn một lượng điện năng lớn gấp 3 lần mức năng lượng cần để duy trì độ lạnh của phòng, để khởi động lại máy nén, động cơ quạt và làm lạnh đến nhiệt độ cài đặt khi mà nhiệt độ phòng đã tăng lên.
Không chỉ vậy, nhiệt độ xung quanh thay đổi liên tục như vậy cũng làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nhất là đối với người già và trẻ nhỏ. Việc ở lâu trong một môi trường nhiệt độ thay đổi liên tục cũng dễ bị sốc, có thể gây đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, như cảm cúm hay các bệnh về đường hô hấp.
5. Sử dụng quạt điều hòa kết hợp với máy lạnh
Quạt điều hòa sẽ có tác dụng tạo ra luồng gió, giúp quá trình lưu thông không khí được đẩy nhanh và đồng đều, từ đó mang lại cảm giác tự nhiên, đồng thời giúp lấn át mùi hôi của việc sử dụng máy lạnh, điều này cũng có nghĩa là bạn không cần phải giảm nhiệt độ xuống quá thấp, nhờ đó tốn ít điện hơn.
Thêm vào đó, quạt sử dụng điện ít hơn máy lạnh nên kết hợp cả hai thiết bị này sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều năng lượng.
Việc sử dụng máy lạnh quá nhiều trong thời gian dài sẽ làm giảm độ ẩm không khí trong phòng, dẫn đến làm khô da, cơ thể bị mất nước,… Với cơ chế hoạt động dựa trên sự bay hơi của nước, quạt điều hòa sẽ cung cấp độ ẩm cho căn phòng của bạn, mang lại cảm giác dễ chịu và hạn chế việc khô da hay mất nước.
6. Điều chỉnh nhiệt độ phòng hợp lý
Từ 23 đến 27 độ C là nhiệt độ thích hợp để máy lạnh của bạn có thể hoạt động một cách tối ưu nhất, không tốn quá nhiều điện năng mà vẫn duy trì một nhiệt độ vừa phải và phù hợp (do nhiệt độ phòng và nhiệt độ bên ngoài không chênh lệch quá lớn).
7. Sắp xếp lại đồ đạc để không chắn tầm lưu thông gió
Mặc dù máy lạnh có những tấm tản gió giúp đưa khí mát đến đúng hướng mình cần nhưng tốt nhất bạn nên xếp gọn đồ đạc để không làm cản hướng gió, nhờ đó mà bạn cũng sẽ cảm thấy nhanh mát hơn, tiêu tốn ít điện năng hơn.
8. Đóng kín cửa khi sử dụng máy lạnh
Nếu khi sử dụng máy lạnh mà bạn để cửa mở thì khí lạnh sẽ bị thoát ra ngoài, nhiệt độ bên ngoài sẽ tác động đến nhiệt độ trong phòng, do đó máy lạnh sẽ phải hoạt động nhiều hơn và tốn rất nhiều điện.
Do đó, hãy đảm bảo rằng cửa phòng được đóng kín khi bật máy lạnh, giúp tăng tuổi thọ cho máy và tiết kiệm chi phí tiền điện hàng tháng cho gia đình bạn. Bên cạnh việc đóng kín cửa, bạn có thể sử dụng các tấm vải để làm kín các khe hở bên dưới cửa để chắc chắn rằng hơi lạnh không bị thất thoát quá nhiều.
9. Kiểm tra ống dẫn và che chắn cục nóng
Đôi khi bụi bẩn bám trong các ống dẫn hay ống dẫn bị rò rỉ cũng có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hệ thống làm mát của máy, làm tốn rất nhiều điện năng. Do đó cần đảm bảo rằng ống dẫn ga được đặt một cách hợp lý và thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ.
Bên cạnh đó, khi mới mua máy lạnh, nếu lắp cục nóng ở ngoài trời, bạn nên chọn những nơi có bóng mát, được che chắn khỏi ánh sáng mặt trời giúp giảm nhiệt lượng tác động lên cục nóng, tăng tốc độ làm lạnh. Bạn cũng có thể che cục nóng bằng tấm bạt chống nhiệt nếu không tìm được vị trí lắp đặt mát mẻ.
Ngoài ra, cục nóng cũng nên được lắp cách tường 30cm, vì khi lắp quá sát tường, cục nóng sẽ tỏa nhiệt và ảnh hưởng đến nhiệt độ phòng, máy lạnh phải làm việc với công suất cao hơn để làm mát.
10. Không nên tắt máy lạnh nếu bạn phải ra ngoài không quá lâu
Tại sao không nên bật tắt máy lạnh liên tục? Vì nó sẽ làm máy lạnh phải tiêu tốn một lượng điện đáng kể để khởi động lại và làm lạnh phòng lại từ đầu.
Tốt nhất bạn hãy tăng nhiệt độ máy lạnh lên nhiệt độ cao nhất (30 đến 32 độ) và đóng tất cả cửa sổ, mành rèm lại. Khi quay trở lại, có thể bạn sẽ thấy nóng trong vài phút nhưng hơi nóng tỏa ra cũng không quá lớn đến mức mà máy lạnh của bạn phải hoạt động để làm mát lại từ đầu.
11. Không nên để ánh nắng mặt trời chiếu vào phòng
Nên tránh sự trao đổi nhiệt với bên ngoài khi sử dụng máy lạnh. Ánh nắng mặt trời có thể làm nhiệt độ phòng tăng lên, do vậy, máy lạnh cũng sẽ phải hoạt động nhiều hơn.
Việc che kín phòng sẽ ngăn không cho ánh sáng mặt trời chiếu vào phòng sẽ tránh làm nhiệt độ phòng tăng lên quá cao, bạn có thể sử dụng các tấm rèm màu sáng để che chắn, giảm lượng nhiệt hấp thụ.
12. Không để nhiệt độ quá lạnh vào ban đêm
Trong khi ngủ bạn sẽ không cần nhiệt độ phải lạnh như lúc bạn thức. Bởi vậy, hãy điều chỉnh máy lạnh ở nhiệt độ vừa phải tầm từ 25 – 29 độ khoảng 1 – 2 tiếng trước khi đi ngủ, nhờ đó máy lạnh sẽ phải hoạt động ít hơn và tốn ít điện năng hơn. Bên cạnh đó, việc này còn giúp cho bạn và gia đình tránh bị cảm lạnh, nhất là nhà có trẻ nhỏ.