Aptomat là thiết bị bảo vệ an toàn cho các thiết bị điện của ngôi nhà. Nócó rất nhiều định mức, nếu bạn muốn biết chọn cái nào để phù hợp với các thiết bị điện thì phải tìm hiểu cách chọn aptomat tổng cho hộ gia đình cũng như có thể tính toán được mức tiêu thụ điện trong nhà của bạn. Trong bài viết này, 1FIX sẽ chia sẻ cùng bạn cách tính cường độ dòng điện trong nhà để chọn mua Aptomat phù hợp, việc hiểu rõ về nguyên lý hoạt động, cấu tạo của Aptomat cũng sẽ góp phần giúp bạn lựa chọn Aptomat chính xác hơn.
Tìm hiểu về cách lắp Aptomat tổng cho hộ gia đình
Lắp đặt Aptomat tổng gia đình là một trong những biện pháp quan trọng để đảm bảo an toàn điện, tránh các sự cố nguy hiểm như chập điện, quá tải, hay giảm thiểu rủi ro cháy nổ. Dưới đây là hướng dẫn cách lắp Aptomat tổng cho hộ gia đình, bảo đảm an toàn và đúng kỹ thuật.
Aptomat tổng gia đình là gì?
Aptomat là từ có bắt nguồn từ tiếng Nga, nhưng trong tiếng Anh là Crcuit Bkeaker (CB hay MCCB, MCB), là thiết bị để tự động cắt mạch điện hoặc bảo vệ hệ thống điện, giúp cho các thiết bị điện tránh khỏi trường hợp bị ngắn mạch hoặc sụt áp. Gọi 1 cách dễ hiểu thì Aptomat là đóng ngắt mạch điện tự động khi xảy ra sự cố về điện.
Hướng dẫn lắp đặt aptomat tổng gia đình an toàn
Trong hệ thống điện, cầu dao tổng đóng vai trò như một bức tường bảo vệ, ngăn chặn các nguy cơ có thể xảy ra do sự cố điện. Việc lắp đặt đúng cách không chỉ giúp bảo vệ thiết bị điện mà còn mang đến sự an toàn cho người dùng. Dưới đây là những bước cơ bản và lưu ý khi lắp thiết bị này bạn cần biết.
- Cách chọn aptomat tổng cho hộ gia đình phù hợp: Đầu tiên, cần chọn cầu dao có dòng cắt phù hợp với tổng công suất tiêu thụ điện. Xác định mức độ bảo vệ cần thiết, nó phải có khả năng ngắt mạch khi có sự cố quá tải hoặc rò rỉ điện. Sử dụng bảng tra chọn CB của các nhà cung cấp cũng là một sự chọn lựa thông minh.
- Chọn vị trí: Lắp tại vị trí dễ quan sát và dễ thao tác, thường là gần đồng hồ điện hoặc tủ điện chính, ngoài ra chỗ lắp phải khô ráo, thoáng mát và tránh xa các tầm với của trẻ em.
- Thực hiện cách lắp Aptomat tổng cho hộ gia đình: Ngắt toàn bộ nguồn điện trước khi lắp đặt để được an toàn. Kết nối dây điện từ đồng hồ điện vào CB tổng. Dây pha (thường màu đỏ hoặc đen) nối vào cực pha, dây trung tính (thường màu xanh hoặc trắng) nối vào cực trung tính.
- Rà soát lại: Kiểm tra cẩn thận các mối nối để chắc chắn chúng chắc chắn và không có sự cố nào có thể xảy ra. Sau khi lắp đặt, kiểm lại toàn bộ hệ thống để bảo đảm không có lỗi. Bật lại nguồn điện và thử nghiệm bằng cách tạo ra tình huống quá tải hoặc rò rỉ nhẹ để xem nó có hoạt động đúng cách hay không.
- Lưu ý khi sử dụng: Định kỳ kiểm tra để đảm bảo nó vẫn hoạt động tốt. Trong trường hợp CB tổng ngắt mạch, cần kiểm tra và xác định nguyên nhân trước khi kích hoạt lại.
Cách lắp Aptomat tổng cho hộ gia đình là một công việc quan trọng cần được thực hiện bởi người có kinh nghiệm hoặc chuyên môn về điện. Những thông tin trên đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về quy trình lắp cầu dao tổng, giúp bạn bảo vệ ngôi nhà và bản thân mình khỏi những rủi ro không đáng có. Để an toàn tuyệt đối, hãy liên hệ với những chuyên gia điện để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết hơn.
Cách tính dòng điện trong nhà để chọn Aptomat
Để chọn được Aptomat cho gia đình, bạn cần trang bị cho mình kiến thức cơ bản đối với điện dân dụng. Đồng thời tham khảo các chức năng thiết bị điện khi sử dụng có giá trị như thế nào.
Cách tính dòng điện trong nhà để chọn Aptomat được tính theo công thức sau: I= P/U.
- P là công suất tiêu thụ của các thiết bị điện có trong nhà.
- U là hiệu điện thế.
- I là chỉ số để các bạn chọn Aptomat trong nhà sao cho khớp.
Ví dụ: Nếu bạn định mua Aptomat tổng là 63 Ampe, dòng điện trong nhà là 220V thì Aptomat có công suất chịu tải là 13.860 W. Trong trường hợp tất cả các thiết bị điện nhà bạn sử dụng cùng lúc hoặc sử dụng vượt mức sẽ dẫn đến tình trạng quá tải. Chính vì vậy, chúng ta cần biết công suất điện của tất cả thiết bị để lựa chọn aptomat tổng phù hợp.
Ngoài ra nguyên tắc chọn Aptomat cho gia đình là mức dòng điện Aptomat phải tuân theo công thức: IB < In < Iz. Trong đó IB chính là dòng điện lớn nhất của thiết bị điện cần bảo vệ. Iz là dòng điện giới hạn cho phép của dây dẫn.
Hướng dẫn cách chọn aptomat tổng cho hộ gia đình an toàn và tiết kiệm
Khi chọn CB tổng (công tắc tự động), bạn cần cân nhắc nhiều yếu tố để an toàn và tiết kiệm. Tham khảo thêm bảng tra chọn CB của các nhà sản xuất uy tín để có thêm thông tin chọn sản phẩm của bạn.
Thời gian tối thiểu 1 giờ
Xác định tổng công suất
Trước hết, bạn cần tính toán tổng công suất tiêu thụ điện của tất cả các đồ điện trong nhà. Công suất này được tính bằng cách cộng tổng công suất của từng thiết bị (được ghi trên nhãn mác hoặc hướng dẫn sử dụng). Điều này giúp xác định dòng tối đa mà hệ thống điện có thể tiêu thụ.
Lựa chọn dòng điện định mức cho cầu dao tổng
Sau khi đã có tổng công suất tiêu thụ, cách chọn aptomat tổng cho hộ gia đình tiếp theo bạn cần thiết bị với dòng định mức phù hợp. Dòng định mức nên cao hơn khoảng 25% so với dòng tối đa tính được từ tổng công suất tiêu thụ để đảm bảo hiệu xuất khi có thêm thiết bị hoặc tăng công suất. Ví dụ, nếu tổng dòng điện tính được là 40A, bạn nên chọn loại có dòng định mức là 50A.
Chọn loại CB có tính năng phù hợp
Aptomat không chỉ giúp ngắt mạch khi có sự cố mà còn cần có các tính năng bảo vệ như:
Bảo vệ quá tải: Ngắt nguồn khi dòng điện vượt quá giới hạn cho phép trong một thời gian dài.
Bảo vệ ngắn mạch: Ngắt điện ngay lập tức khi có sự cố ngắn mạch.
Bảo vệ rò điện: Có thể lựa chọn loại có tích hợp chức năng bảo vệ rò điện (RCBO) để bảo vệ cho người sử dụng khi có sự cố rò rỉ điện.
Cách chọn aptomat tổng cho hộ gia đình theo thương hiệu và mức giá phù hợp
Thị trường có nhiều thương hiệu khác nhau, từ cao cấp đến bình dân. Thương hiệu uy tín thường có giá cao hơn nhưng đảm bảo chất lượng và độ an toàn cao. Một số thương hiệu nổi tiếng có thể kể đến như Schneider, ABB, Siemens, Panasonic, LS…
Estimated Cost: 300000 VND
Supply:
- 1FIX
Tools:
- Dụng cụ ngành điện
Materials: Cách chọn aptomat tổng cho hộ gia đình
Kết luận, việc nắm vững cách chọn aptomat tổng cho hộ gia đình không chỉ giúp bảo đảm cho các đồ điện và người dùng mà còn góp phần tiết kiệm năng lượng. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng và nếu cần, đừng ngần ngại tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia điện để đưa ra quyết định chính xác nhất.
Cách lựa chọn Aptomat các thiết bị riêng biệt
Ngoài Aptomat tổng, trong nhà còn có một số thiết bị có công suất tiêu điện lớn. Ví dụ như: điều hòa, máy lạnh,…Những thiết bị này cần có Aptomat riêng để đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình sử dụng.
Chọn Aptomat để lắp cho máy lạnh
Áp dụng công thức tính ở phần trên, chúng ta sẽ tính được dòng điện chạy qua máy lạnh, từ đó chọn aptomat phù hợp để lắp cho máy điều hòa trong nhà.
Lấy ví dụ, 1 máy điều hòa 9000 BTU có công suất dao động từ 850 – 950W, nếu tính theo công thức I=P/U, dòng điện chạy qua máy lạnh sẽ nằm trong khoảng 3,8-4,3A, vậy chúng ta nên chọn Aptomat 8 – 12A
Tương tự, với máy lạnh có công suất 12000 BTU, dòng điện chạy qua 4-5,5A, thì nên chọn Aptomat 10 – 16A. Máy điều hòa công suất 18000 BTU, dòng điện chạy qua máy máy lạnh sẽ giao động trong khoảng 6-8A, vậy chọn Aptomat 16 – 20A.
1FIX lại đề xuất bạn dùng Aptomat có mức chênh lệch cao hơn nhiều dòng điện qua thiết bị là vì khi máy khỏi động dòng sẽ tăng cao đột ngột, đối với máy cũ dòng điện cũng tăng lên theo tuổi thọ của máy.
Dịch vụ sửa chữa của One Fix tự hào phục vụ hơn 30.000 khách hàng suốt nhiều năm qua, chúng tôi luôn tự tin sẽ làm hài lòng quý khách với chất lượng dịch vụ đảm bảo với mức giá hợp lý nhất thị trường.tủ lạnh bị chảy nước đằng sau
Hơn 30.000 khách hàng hài lòng
Xuất hóa đơn & phiếu bảo hành ngay
Hơn 65+ thợ có sẵn khắp các quận
Chọn Aptomat để lắp cùng bình nóng lạnh
Hầu hết các loại máy nước nóng hiện hay đều được trang bị các thiết chống rò rỉ điện, chống giật, tuy nhiên nếu có thêm aptomat lắp cho bình nóng lạnh sẽ đảm bảo an toàn hơn cho người sử dụng, đặc biệt là khi bị rò rỉ điện ra ngoài.
Đối với bình nóng lạnh đã cũ, bạn cần trang bị một Aptomat chống giật, không những vậy Aptomat còn phải có chức năng ngắt mạch khi hệ thống rò điện. Ngoài ra, vì tin tưởng vào các trang bị của máy nước nóng, tiết kiệm tiền mà một số người dùng khi lắp bình nóng lạnh cũng bỏ luôn lắp dây tiếp đất. Dây tiếp đất có tác dụng triệt tiêu dòng điện, tránh nguy cơ giật do rò điện từ bình nóng lạnh.
Nếu như chưa có Aptomat bạn hay trang bị ngay lập tức cho bình nóng lạnh bạn đang sử dụng. Sau khi đã mua Aptomat cho bình nóng lạnh, bạn đừng bao giờ quên bảo dưỡng bình, súc rửa bình để tránh bị rỏ rỉ điện.
Bảng tra chọn CB sử dụng như thế nào
Bảng tra chọn CB, hay bảng tra chọn cầu chì bảo vệ (circuit breaker – CB), là một công cụ quan trọng trong việc lựa chọn thiết bị bảo vệ mạch điện phù hợp. Để dùng bảng tra này, bạn cần làm theo các bước sau:
- Xác định thông số mạch điện: Trước tiên, bạn cần biết các thông số cơ bản của mạch điện cần bảo vệ như dòng định mức (In), điện áp định mức, tần số mạch điện, và điều kiện làm việc của mạch.
- Hiểu thông số của CB: Các thông số quan trọng của CB bao gồm dòng định mức (In), khả năng ngắt mạch tối đa (Icn hoặc Icu), đặc tính thời gian – dòng điện (time-current characteristic), và dòng cắt tối thiểu.
- Chọn loại CB: Dựa vào mục đích sử dụng, chọn loại CB phù hợp như: CB dùng cho mạch dân dụng, CB dành cho mạch công nghiệp, CB có đặc tính ngắt nhanh hoặc chậm, v.v.
- Tra bảng: Dùng bảng tra chọn CB, bạn tra cứu dựa trên dòng định mức và khả năng ngắt nguồn tối đa. Bảng này thường sẽ cung cấp một loạt các CB với các thông số khác nhau, bạn cần chọn CB có thông số phù hợp với mạch điện của mình.
- Kiểm tra đặc tính thời gian – dòng điện: Đảm bảo rằng đặc tính thời gian – dòng của CB được chọn phải phù hợp với điều kiện làm việc và các yêu cầu về thời gian đáp ứng khi có sự cố.
- Xem xét các yếu tố khác: Cần xem xét các yếu tố như điều kiện môi trường, khả năng chịu đựng nhiệt độ, độ ẩm, bụi bẩn, và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của CB.
- Tính toán dự phòng: Khi chọn CB, nên tính toán một độ dự phòng nhất định để đảm bảo CB không bị quá tải trong điều kiện làm việc bình thường.
- Kiểm tra và xác nhận: Sau khi đã chọn được CB phù hợp, kiểm tra lại toàn bộ các thông số và xác nhận rằng CB đó đáp ứng đủ các yêu cầu về an toàn và hiệu suất cho mạch điện của bạn.
Bảng tra chọn CB thường được cung cấp bởi các nhà sản xuất thiết bị điện và thường đi kèm với hướng dẫn chi tiết về cách dùng. Luôn chắc chắn rằng bạn hiểu rõ các thông số kỹ thuật và tuân theo các quy định khi lựa chọn và sử dụng CB.
Hỏi đáp về công suất hoạt động của Aptomat tổng gia đình
Aptomat 32A chịu tải bao nhiêu thì sẽ đảm bảo an toàn?
Aptomat 32A, hay còn gọi là cầu dao tự động 32A, là thiết bị được thiết kế để ngắt mạch điện tự động khi dòng điện vượt quá giá trị định mức của nó, giúp bảo vệ các đồ điện và hệ thống điện khỏi nguy cơ quá tải và cháy nổ. Để an toàn, dòng tải thực tế qua CB này nên được giữ ở mức thấp hơn giá trị định mức, thường là khoảng 80% giá trị định mức.
Vì vậy, đối với CB 32A, dòng tải không nên vượt quá khoảng 25.6A (32A x 0.8 = 25.6A). Điều này giúp tránh quá tải và bảo đảm tuổi thọ cho cả nó và hệ thống điện.
Aptomat 40A chịu tải bao nhiêu để hoạt động hết công suất?
Aptomat (circuit breaker) 40A được thiết kế để chịu tải lên đến 40 ampe. Để hoạt động hết công suất mà không gây ra tình trạng quá tải, cầu dao này nên được dùng với tổng dòng tiêu thụ không vượt quá 40 ampe. Để tính toán công suất mà nó có thể chịu được, bạn cần biết điện áp của mạch mà nó được lắp đặt. Công suất (P) tính bằng công thức P = V x I, trong đó V là điện áp và I là dòng điện.
Ví dụ, nếu CB 40A được sử dụng trong một hệ thống điện 220V, công suất tối đa mà nó có thể chịu là P = 220V x 40A = 8800W hoặc 8.8kW. Đảm bảo rằng tổng công suất không vượt quá giá trị này để tránh quá tải và nguy cơ gây hỏng hoặc nguy hiểm cho mạch điện.
Cách tính để biết Aptomat 30A chịu tải bao nhiêu?
Để tính xem cầu dao 30A có thể chịu tải bao nhiêu, ta áp dụng công thức cơ bản của dòng điện trong mạch điện: P = V x I
trong đó:
– P là công suất tối đa mà CB có thể chịu được (tính bằng Watt).
– V là điện áp (tính bằng Volt), thường là 220V hoặc 110V tùy theo lưới điện của quốc gia.
– I là dòng tối đa mà CB có thể chịu được (tính bằng Ampe), trong trường hợp này là 30A.
Giả sử hệ thống điện là 220V, công suất tối đa mà aptomat 30A có thể chịu được sẽ là: P = 220V x 30A = 6600W (hoặc 6.6kW)
Điều này có nghĩa là cầu dao 30A có thể chịu được tải tối đa lên đến 6600W trên lưới điện 220V mà không bị ngắt do quá tải.
Aptomat 25A chịu tải bao nhiêu bóng đèn 50w?
Cầu dao 25A là một thiết bị cắt tự động được thiết kế để ngắt mạch điện khi dòng vượt quá giới hạn cho phép, ở đây là 25 ampe. Để tính số bóng đèn 50W mà CB 25A có thể chịu được, trước hết cần biết điện áp mà hệ thống sử dụng. Giả sử lưới điện là 220V (điện áp phổ biến ở nhiều quốc gia).
Công suất tiêu thụ của một bóng đèn là P = 50W. Dòng điện mà một bóng đèn sẽ tiêu thụ có thể tính bằng công thức: I = P/V
Đối với một bóng đèn 50W: I = 50W / 220V ≈ 0.227A
Aptomat 25A có thể chịu được tối đa: 25A / 0.227A ≈ 110 bóng đèn
Vậy CB 25A có thể chịu tải cho khoảng 110 bóng đèn 50W mỗi bóng khi sử dụng điện áp 220V, miễn là không có các thiết bị điện khác tiêu thụ dòng điện trên cùng mạch.