Quạt điện là một trong những thiết bị điện gia dụng công suất nhỏ phổ biến nhất trong mọi gia đình, hoạt động nhờ vào mô tơ chạy làm quay cánh quạt, làm tăng tốc độ lưu thông thông khí. Quạt điện được sử dụng nhiều với mục đích làm mát, giảm nhiệt và lưu thông không khí, ứng dụng rộng rãi ở mọi nơi, từ gia đình đến văn phòng công ty, bệnh viện, nhà hàng khách sạn. Trong bài viết này 1FIX sẽ cùng bạn phân tích nguyên nhân hỏng hóc từ tình trạng quạt điện thực tế và đưa ra cách thức sửa quạt điện cụ thể cho từng trường hợp.
Trước khi bắt đầu đi tìm hiểu về nguyên nhân và cách sửa quạt điện cụ thể, chúng tôi sẽ giới thiệu ngắn gọn về cấu tạo quạt điện và cách tháo lắp quạt để giúp bạn dễ hình dung nhất nếu cần sửa chữa hoặc thay thế linh kiện.
1. Cấu tạo quạt điện
Về cơ bản, quạt điện có cấu tạo hết sức đơn giản và gần như có thể nhìn thấy rõ từ bên ngoài.
- Phần vành vỏ nhựa
- Lồng cánh quạt để bảo vệ chúng ta không va vào cánh khi quạt chạy
- Cánh quạt
- Động cơ quạt
- Bọ điều khiển quạt bằng bo mạch hoặc bằng công tắc
- Động cơ quay sang phải sang trái
- Công tắc cho động cơ quay sang phải, trái.
- Tụ điện (tụ kích cho động cơ quạt)
- Dây điện nối nguồn
- Điều khiển từ xa (có loại có loại không)
2. Cách tháo lắp quạt điện
2.1 Các bước tháo quạt điện
Đầu tiên, chúng ta sẽ rút phích cắm điện và đặt quạt ở vị trí bằng phẳng. Sau đó, tháo lồng quạt (trong trường hợp quạt lâu rồi chưa vệ sinh, bạn có thể dùng khăn ẩm để lau cho sạch rồi dùng khăn khô để lau lại)
Sau đó, tháo tán vặn cố định cánh quạt theo chiều kim đồng hồ rồi tháo cánh quạt. Nhiều khi không tháo được do dùng lâu ngày, bạn dùng kìm giữ chặt trục sắt, xoay cánh quạt sao cho khớp của cánh quạt vừa đúng với trục sắt và kéo ra.
Sau khi đã tháo được cánh từ trục quay của mô tơ quạt ra, bạn tháo tán vặn cố định lồng quạt và tháo lồng quạt sau.
Bước tiếp theo, dùng một tay đỡ đầu động cơ quạt, tay còn lại tháo ốc giữa đầu động cơ quạt gắn với thân quạt.
Chú ý, khi tháo các ốc từ quạt ra phải cất giữ cẩn thận để tránh lạc mất.
2.2 Cách lắp quạt điện
Về cơ bản thì lắp quạt là quá trình đảo nước của tháo dỡ quạt điện, các bạn có thể tham khảo một số bước sau:
Lắp từ từ đầu động cơ quạt vào thân quạt. Dùng một tay đỡ đầu động cơ quạt, tay còn lại vặn chặt tay chuồn để giúp đầu động cơ quạt gắn kết chặt với thân quạt.
Lấy tán vặn cánh ra bằng cách vặn theo hướng kim đồng hồ. Tiếp tục dùng tán vặn lồng ra bằng cách vặn tán vặn lồng theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
Lắp lồng sau của quạt vào nạ quạt sao cho vừa khít các khe. Lắp tiếp tán vặn lồng để cố định lồng sau của quạt bằng cách vặn tán vặn lồng theo hướng kim đồng hồ.
Lắp tiếp cách quạt vào trục quay motor.
Lưu ý: Khi đã lắp cánh quạt vào trục quay motor xong thì dùng tay ấn vào cánh quạt để cánh quạt được nằm ở vị trí đúng nhất.
Lắp tán vặn cánh vào để cố định cánh quạt bằng cách dùng tay xoay tán vặn cánh theo hướng ngược kim đồng hồ.
Lắp viền vào lồng trước.
Gắn tiếp mặt thảo vào lồng trước của quạt.
Lắp lồng trước vào quạt sao cho vừa khớp với lồng sau.
3. Nguyên nhân hư hỏng và cách sửa quạt điện
Tình trạng | Phân tích nguyên nhân | Phương án sữa chữa |
Quạt điện vào điện nhưng không quay mà cũng không có tiếng kêu | Tiếp xúc phích cắm với ổ cắm nguồn điện không tốt, đứt mạch dây nguồn | Cắt nguồn điện, sửa ổ cắm, thay dây nguồn |
Công tắc hộp số tiếp xúc không tốt. | Sửa hoặc thay công tắc hộp số | |
Bộ hẹn giờ tiếp xúc không tốt | Sửa chữa hoặc thay bộ hẹn giờ | |
Cuộn dây stator đứt mạch hoặc ngắn mạch | Thay mô tơ cùng quy cách | |
Thiết bị an toàn tiếp xúc không tốt. | Sửa hoặc thay thiết bị an toàn | |
Quạt điện vào điện nhưng không quay mà phát ra tiếng vù vù, sau khi ngắt điện quay cánh quạt, chuyển động linh hoạt | Tụ khởi động đứt mạch, ngắn mạch hoặc dung lượng giảm nhỏ, dẫn đến mô men quay điện từ giảm nhỏ hoặc bằng 0. | Thay tụ khởi động cũng quy cách |
Cuộn dây vận hành hoặc cuộn dây khởi động đứt mạch, dẫn đến mô men quay điện từ giảm nhỏ hoặc bằng 0. | Thay mô tơ cùng quy cách | |
Bạc đỡ bị mòn nghiêm trọng, làm cho rotor lệch tâm, lõi sắt rotor bị hút bởi từ trường stator, làm cho rotor không thể chuyển động hoặc phát ra tiếng vù vù | Thay mô tơ cùng quy cách | |
Quạt điện vào điện nhưng không quay mà phát ra tiếng vù vù, sau khi ngắt điện quay cánh quạt, không thể chuyển động | Giữa stator với rotor bị dầu bẩn kẹt lại | Lắp lại rotor và stator, vệ sinh sạch sẽ dầu bẩn bị kẹt |
Rotor và stator cọ xát nhau | Lắp lại rotor và stator, loại trừ cọ sát | |
Trục quay và cốt bạc bị kẹt cứng | Tra dầu bôi trơn thích hợp | |
Vành dẫn gió không quay nhưng cánh quạt có thể chuyển động | Ecu vòng cố định vành dẫn gió vặn quá chặt | Nhả lỏng ecu vòng quay cố định, làm cho nó quay bình thường. |
Chưa điều tiết tốt nút xoáy (nắp chụp) vành dẫn gió | Điều chỉnh tốt nút xoáy vành dẫn gió, làm cho nó quay bình thường | |
Cuộn dây mô tơ đồng bộ đứt mạch | Thay mô tơ đồng bộ | |
Bánh răng hộp số mô tơ đồng bộ hư hỏng | Thay mô tơ đồng bộ | |
Không thể điều chỉnh tốc độ | Dây dẫn ra cuộn dây hộp số tuốt hàn | Hàn lại mối hàn |
Ngắn mạch cuộn dây hộp số với cuộn dây phụ | Sửa chỗ ngắn mạch hoặc thay mô tơ | |
Công tắc hộp số tiếp xúc kém | Sửa hoặc thay công tắc hộp số | |
Vỏ ngoài quạt điện rò rỉ điện | Trong mạch điện, tuột cách điện hoặc bộ phận mang điện chạm vỏ ngoài | Tìm điểm có sự cố và sửa |
Sử dụng thời gian dài, cách điện lão hóa | Thay bộ phận cách điện lão hóa | |
Có bộ phận bị rò điện | Dùng bút thử điện để tìm kiếm và kiểm tra chỗ rò điện rồi sửa chữa hoặc thay mới. |
Những chia sẻ trên đây của 1FIX chỉ giúp bạn có một cái nhìn tổng thể về vấn đề, để sửa quạt điện không chỉ cần kiến thức mà bạn còn cần có kinh nghiệm thực tế về sửa chữa máy móc, thiết bị điện. Trong trường hợp nếu quạt điện ở nhà bạn có bất kỳ trực trặc gì, hãy liên hệ ngay với chúng tôi, dịch vụ sửa quạt điện tại nhà của 1FIX sẽ có mặt để hỗ trợ bạn kiểm tra, sửa chữa, thay đổi linh kiện nếu cần.