Tủ lạnh có công nghệ làm đá tự động sẽ một hộp chứa nước, bên trong hộp chứa sẽ có một máy bơm trợ lực, khi ta cho nước nào, nước sẽ được bơm lên hộc làm đá tự động. Khi muốn lấy đá, chỉ cần bấm vào nút phía bên ngoài bảng điều khiển (có kí hiệu viên đá) là đã có thể lấy đá.
Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, nếu đá nhà bạn bắt đầu có màu đục, vón cục nặng hoặc có mùi hoặc vị hơi khó chịu, có lẽ đã đến lúc bạn nên vệ sinh máy làm đá. Hầu hết các máy làm đá đưa nước vào qua một đường lọc, có nghĩa là vấn đề với nước đá của bạn có thể không phải do đường nước. Nếu đá trong máy làm đá của bạn đã cũ, nó có khả năng hấp thụ mùi từ thực phẩm trong tủ đông của bạn, vì vậy, vệ sinh máy làm đá là một phần của quy trình vệ sinh tủ lạnh thường xuyên của bạn.
Cơ chế hoạt động của chức năng làm đá tự động tủ lạnh
Mặc dù chức năng làm đá tự động có cơ chế khá đơn giản nhưng để vận hành thì máy làm đá cũng có rất nhiều bộ phận chuyển động. Máy sử dụng động cơ, van nước và bộ phận làm nóng để hoàn thành chu trình làm đá.
Chu trình bắt đầu khi bộ hẹn giờ kích hoạt van nước điện từ, trong hầu hết các thiết kế tủ lạnh, van nước này được đặt phía sau tủ lạnh nhưng nó được kết nối với mạch trung tâm thông qua dây dẫn điện. Khi mạch gửi dòng điện xuống các dây dẫn này, điện tích sẽ di chuyển tạo ra một dòng điện từ (một loại nam châm điện) làm mở van nước.
Van chỉ mở trong khoảng bảy giây (tùy thuộc vào nhà sản xuất); cung cấp lượng nước vừa đủ để lấp đầy khuôn đá. Khuôn làm đá được làm bằng nhựa, có nhiều khoang thông nhau. Sau khi đầy khuôn, máy sẽ đợi nước trong khuôn đông lại. Bộ phận làm lạnh trong tủ lạnh sẽ làm đông nước chứ không phải bộ phận làm đá. Máy làm đá có một bộ điều nhiệt tích hợp, giúp theo dõi mức nhiệt độ của nước trong khuôn. Khi bộ điều nhiệt tích hợp xác định rằng đá đã đông, ví dụ nhiệt độ giảm xuống một mức cụ thể là -13 độ C – bộ điều nhiệt sẽ đóng một công tắc trong mạch điện.
Khi công tắc này đóng, đồng nghĩ với việc bộ phận làm nóng được kích hoạt, cho phép dòng điện chạy qua cuộn dây sưởi bên dưới máy làm đá. Khi cuộn dây nóng lên, nó sẽ làm ấm khuôn đá để làm mềm các cạnh của đá viên, làm lỏng các viên đá khỏi bề mặt khuôn.
Tiếp đó, mạch điện sẽ kích hoạt động cơ của máy làm đá. Động cơ làm quay bánh răng, gắn với một trục nhựa dài có một loạt các cánh tay quay. Khi các cánh quay, chúng sẽ xúc đá viên ra khỏi khay và bỏ vào thùng bảo quản.
Cách vệ sinh máy làm đá tự động trong tủ lạnh
Rút phích cắm điện: Tuy thiết bị làm đá có công tắt riêng nhưng bạn vẫn nên ngắt nguồn điện, việc vệ sinh máy làm đá sẽ thuận tiện hơn nếu bạn kết hợp vệ sinh tủ lạnh. Tùy thuộc vào kiểu máy, bạn có thể sẽ tìm thấy một nút gạt hoặc công tắc bật / tắt ở bên cạnh hay ở phía sau máy để tắt chức năng làm đá tự động.
Dọn sạch đá: Để lấy thùng bảo quản đá, bạn cần nâng thanh điều tiết máy, thanh này sẽ tự động nâng lên khi ngăn chứa đá đầy, dừng làm thêm đá cho đến khi thanh hạ xuống. Bỏ đá vào bồn rửa, đổ đầy nước ấm để làm tan các mảng đá lớn.
Vệ sinh máy: Nếu dùng chất tẩy rửa thì bạn nên pha loãng dung dịch theo công thức của nhà sản xuất, hoặc nếu bạn không muốn sử dụng thuốc tẩy để vệ sinh, thì có thể trộn giấm trắng với nước ấm theo tỷ lệ 1:1, tuy không khử được nhiều vi trùng như thuốc tẩy nhưng đây hỗn hợp tự nhiên khá ổn để thay thế. Bạn nên mang bao tay khi dùng khăn lau thấm chất tẩy rửa, lau sạch bộ phận làm đá bên trong ngăn đá. Lau lại thiết bị bằng khắn khô để loại bỏ hơi ẩm và xà phòng còn sót lại trên máy. Ngoài ra, bạn cũng dùng hỗn hợp trên để rửa thùng chứa đá, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Kiểm tra bộ lọc: Tùy vào công nghệ, tuy nhiên phần lớn tủ lạnh Side-by-sie hiện đại thì máy làm đá sẽ có bộ lọc nước. Trong trường hợp, bộ lọc bị tắc nghẽn do khoáng chất, tạp chất trong nước, làm chậm quá trình làm đầy khuôn đá, từ đó ảnh hưởng đến hiệu suất của máy. Bạn nên thay bộ lọc nước sáu tháng một lần hoặc thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Lau bộ làm đá và thùng chứa một lần nữa bằng giẻ khô để đảm bảo không còn nước đọng. Bất kỳ lượng nước còn lại nào cũng có thể bị đóng băng, khiến thiết bị hoạt động không bình thường hoặc làm nứt thùng chứa. Lắp lại thùng chứa và bật lại máy làm đá.
Thợ vệ sinh tủ lạnh tại nhà giá rẻ
- Sửa chữa tủ lạnh bị chập điện, tủ lạnh bị thủng dàn lạnh
- Thợ Sửa Tủ Lạnh Quận 1 giá rẻ – Sửa Tủ Lạnh Tại Nhà Quận 1
- Thợ Sửa Tủ Lạnh quận 4 TPHCM – Sửa Tủ Lạnh Tại Nhà quận 4
- Thợ Sửa Tủ Lạnh Quận 5 TPHCM – Sửa Tủ Lạnh Tại Nhà Quận 5
- Thợ Sửa Tủ Lạnh quận 6 TPHCM – Sửa Tủ Lạnh Tại Nhà quận 6
- Thợ sửa tủ lạnh quận 7 TPHCM – Sửa tủ lạnh tại nhà quận 7
- Thợ sửa tủ lạnh quận 9 TPHCM – Sửa tủ lạnh tại nhà quận 9
- Thợ Sửa Tủ Lạnh quận 10 TPHCM – Sửa Tủ Lạnh Tại Nhà quận 10
- Thợ sửa tủ lạnh quận 11 TPHCM – Sửa tủ lạnh tại nhà Quận 11
- Thợ sửa tủ lạnh quận 12 TPHCM – Sửa tủ lạnh tại nhà quận 12
- Sửa tủ lạnh tại nhà quận Bình Tân – Thợ sửa tủ lạnh Bình Tân
- Thợ sửa tủ lạnh Bình Thạnh – Sửa tủ lạnh tại nhà quận Bình Thạnh
- Sửa tủ lạnh tại nhà quận Gò Vấp – Thợ sửa tủ lạnh Gò Vấp
- Sửa tủ lạnh tại nhà Phú Nhuận – Thợ sửa tủ lạnh Phú Nhuận
- Sửa tủ lạnh tại nhà quận Tân Bình – Thợ sửa tủ lạnh Tân Bình
- Sửa tủ lạnh tại nhà huyện Hóc Môn – Thợ sửa tủ lạnh Hóc Môn
- Thợ Sửa Tủ Lạnh huyện Nhà Bè TPHCM
- Dịch Vụ Sửa Tủ Lạnh tại Bình Dương