Thiết bị điện ngày nay đa dạng nên có loại dùng điện 1 pha và cũng có thiết bị dùng điện 3 pha, vậy nếu muốn đấu điện 3 pha thành 1 pha thì cần phải làm như thế nào, có những vấn đề nào cần phải hiểu rõ. 1FIX sẽ hướng dẫn cho mọi người hiểu như thế nào được xem là điện 1 pha, nó mang đến lợi ích như thế nào mà cần chuyển điện 3 pha thành 1 pha.
Tại sao phải chọn cách đấu diện 3 pha 220v thành 1 pha 220v?
Điện 3 pha khi sử dụng có nhiều lợi ích. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng phù hợp cho tất cả các thiết bị điện. Hầu hết các thiết bị điện dân dụng hoạt động trong hệ thống điện 1 pha 220v. Chỉ có những động cơ công suất cao cần đến nguồn điện 3 pha mới hoạt động trực tiếp từ nguồn 3 pha. Còn lại các thiết bị điện khi muốn có nguồn hoạt động từ lưới điện 3 phải thì phải đấu điện 3 pha thành 1 pha.
Nếu bạn sử dụng trực tiếp nguồn điện 3 pha cho thiết bị điện 1 pha thì như thế nào? Thì tất nhiên là thiết bị của bạn sẽ hỏng. Vì điện 3 pha có điện áp 380v trong khi thiết bị của bạn cần điện áp 220v (cao nhất có thể là 260v). Khi lắp đặt lưới điện 3 pha trong nhà bạn nên cẩn thận khi đấu nối với thiết bị. Tốt nhất bạn nên nhờ đến đơn vị chuyên nghiệp hướng dẫn cho bạn cách đấu điện 3 pha sang 1 pha để sử dụng.
Hướng dẫn chi tiết đấu điện 3 pha thành 1 pha nên tham khảo
Điện 3 pha thường được sử dụng nhiều cho các hệ thống sản xuất công nghiệp, nhà xưởng, xí nghiệp… sử dụng nhiều máy móc có động cơ sử dụng điện 3 pha công suất lớn. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng nhiều thiết bị điện 3 pha của các hộ gia đình ngày càng tăng nên hiện nay điện 3 pha đã được dùng rộng rãi hơn trước đây rất nhiều, vậy cách chuyển điện 3 pha thành 1 pha thế nào, cần tham khảo bao nhiêu bước?
Thời gian tối thiểu 1 giờ
Tìm hiểu điện 1 pha và 3 pha trước khi chuyển đổi
Hiện trên thế giới có 3 chuẩn điện 3 pha bao gồm: 200V/3F, 220V/3F, 380V/3F (Việt Nam sử dụng theo chuẩn 380V/3F). 380v là điện áp giữa 2 dây pha khi đo bằng đồng hồ vạn năng. Nếu muốn chuyển điện áp 380v xuống 220v chúng ta phải làm sao? Hôm nay chúng tôi chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn cách đấu hoặc bộ chuyển đổi điện 3 pha sang 1 pha chỉ với một số bước đơn giản.
Điện 1 pha là loại điện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Nhìn quanh chúng ta từ thiết bị trong ra ngoài nhà, từ Ti vi, tủ lạnh, quạt, đèn chiếu sáng, điều hòa, nồi cơm điện… Tất cả là thiết bị sử dụng điện 1 pha 2 dây điện áp 220v. Điện chúng ta sử dụng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày là điện 1 pha. Thậm chí với những hoạt động sản xuất quy mô nhỏ cũng dùng điện 1 pha.
Hướng dẫn đấu điện 3 pha sang 1 pha
Với việc đấu điện 3 pha thành 1 pha trong hệ thống điện 3 pha 4 dây 380V. Chúng tôi xin chia sẻ các bước cơ bản, trong một số trường hợp thực tế có thể khác nhau, các bạn chú ý! Đường dây hạ thế từ lưới điện vào cầu dao tổng của chúng ta bao gồm 4 dây : 3 dây pha (dây nóng, dây lửa) và 1 dây trung tính (dây nguội, dây mát).
Để xác định các dây pha và dây trung tính chúng ta nên dùng đồng hồ vạn năng đo từng cặp dây và đánh dấu chúng lại. Điện áp giữa 2 dây pha có giá trị 380V. Điện áp giữa 1 dây pha và dây trung tính có giá trị 220V.
Sau khi xác đinh các dây pha và dây trung tính thì chúng ta đấu vào aptomat 3 pha tổng. Nên nhớ rằng chúng ta cần nguồn ra là 220v vì vậy chỉ cần tách 1 trong 3 dây pha và dây trung tính là được. Đây là điện áp chúng ta cần lấy ra. Tách nguồn xong chúng ta đấu 1 dây pha và 1 dây trung tính qua aptomat 1 pha để sử dụng cho mục đích của mình.
Với cách đấu điện 3 pha 220v thành 1 pha 220v như trên bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà nhưng chúng tôi khuyên bạn cẩn thận vì nếu không thì hậu quả rất nghiêm trọng. Chỉ cần bạn xác định nhầm 1 dây cũng có thể làm hỏng cả hệ thống điện trong nhà. Tốt nhất bạn nên liên hệ các thợ sửa điện 3 pha để họ thay bạn xử lý.
Một số lưu ý khi đấu điện 3 pha sang 1 pha
Khi làm việc với điện cho dù là điện 1 pha hay điện 3 pha chúng ta cũng cần hết sức cẩn thận. Những tác động của dòng điện đến cơ thể là rất nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong. Khi có các sự cố hay khi cần thực hiện các thao tác liên quan đến hệ thống điện nếu bạn không có hiểu biết về chúng thì nên liên hệ thợ sửa chữa điện. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ một số lưu ý trong bài hướng dẫn đấu điện 3 pha thành 1 pha.
– Luôn ngắt nguồn điện trước khi làm việc.
– Nên có thiết bị bảo hộ, bảo vệ khi tiến hành đấu nối dây điện.
– Đo kiểm và xác định chính xác các dây pha, dây trung tính.
– Cẩn thận khi đấu nối, tránh nhầm các dây với nhau.
Estimated Cost: 500000 VND
Supply:
- 1FIX
Tools:
- Cờ lê
- Tua vít
Materials: 1FIX
Dịch vụ đấu điện 3 pha sang 1 pha
Ở TPHCM có đơn vị nào thi công đấu điện 3 pha uy tín?
Hiện tại sửa chữa nhanh 1FIX là một trong những đơn vị hàng đầu tại TPHCM cung cấp dịch vụ lắp đặt, sửa chữa điện nước. Chúng tôi có trên 10 chi nhánh và cơ sở trên địa bàn TPHCM cùng với lực lượng thợ tay nghề cao. Chúng tôi thực hiện cách chuyển điện 3 pha thành 1 pha hoặc tất cả các hạng mục sửa chữa dù nhỏ hay lớn với thời gian nhanh nhất, chất lượng cao nhất.
Đấu điện 3 pha có cần lắp công tơ điện 3 pha?
Bạn phải làm đơn xin lắp điện 3 pha để được cung cấp điện 3 pha sử dụng. Nguồn điện 3 pha khi được cung cấp sử dụng phải dùng công tơ điện 3 pha để đo kiểm. Thường thì thiết bị này do bên điện lực sẽ lắp đặt cho bạn.
Có thể dời công tơ điện 3 pha được không?
Bạn có thể dời công tơ điện sau khi hoàn tất các thủ tục:
Giấy đề nghị di dời công tơ điện có đầy đủ các thông tin: Tên khách hàng, địa chỉ, mã khách hàng, thông tin địa điểm treo công tơ hiện tại và địa điểm khách hàng muốn di dời.
Về chi phí: khách hàng có nhu cầu triển khai cách đấu điện 3 pha sang 1 pha hoặc thay đổi vị trí thiết bị đo đếm điện, toàn bộ chi phí để thay đổi vị trí thiết bị đo đếm điện do khách hàng đầu tư (trừ công tơ).
Làm thế nào đảo chiều động cơ 1 pha?
Trường hợp động cơ bị chạy ngược chiều khi đấu nối hoặc được đấu nối để chạy cả hai chiều khá phổ biến trong đời sống. Động cơ thường có 3 đầu dây đưa ra ngoài để đấu nối điện. Việc đảo chiều động cơ cũng khá đơn giản. Chỉ cần đổi vị trí 2 đầu dây là có thể đảo chiều động cơ.
Bảng giá cách chuyển điện 3 pha thành 1 pha
CÔNG VIỆC | ĐƠN GIÁ/CÁI | GHI CHÚ |
---|---|---|
Công lắp đồng hồ điện | 200.000đ – 450.000đ | Tùy thuộc vào việc đi dây nguồn, tách điện, giảm giá theo số lượng. |
Công thay đồng hồ điện | 150.000đ – 250.000đ | Tùy loại đồng hồ, vị trí thay thế. |
Lắp & thay đồng hồ điện 3 pha | Từ 400.000đ | Tùy loại đồng hồ, vị trí thay thế. |
Đồng hồ điện cơ 1 pha EMIC 5(20)A 220V | 520.000đ | Bảo hành 12 tháng, kiểm định bởi Tổng Công ty Điện Lực Miền Nam |
Đồng hồ điện cơ 1 pha EMIC 10(40)A 220V | 540.000đ | Bảo hành 12 tháng, kiểm định bởi Tổng Công ty Điện Lực Miền Nam |
Đồng hồ điện cơ 1 pha EMIC 20(80)A 220V | 560.000đ | Bảo hành 12 tháng, kiểm định bởi Tổng Công ty Điện Lực Miền Nam |
Đồng hồ điện cơ 1 pha EMIC 40(120)A 220V | 580.000đ | Bảo hành 12 tháng, kiểm định bởi Tổng Công ty Điện Lực Miền Nam |
Đồng hồ điện cơ 3 pha EMIC 5(6)A 220/380V | 2.100.000đ | Bảo hành 12 tháng, kiểm định bởi Tổng Công ty Điện Lực Miền Nam |
Đồng hồ điện cơ 3 pha EMIC 30(60)A 220/380V | 2.250.000đ | Bảo hành 12 tháng, kiểm định bởi Tổng Công ty Điện Lực Miền Nam |
Đồng hồ điện cơ 3 pha EMIC 50(100)A 220/380V | 2.350.000đ | Bảo hành 12 tháng, kiểm định bởi Tổng Công ty Điện Lực Miền Nam |
Đồng hồ điện loại điện tử 1 pha VSEE 5(50)A 220V | 650.000đ | Bảo hành 12 tháng, kiểm định bởi Tổng Công ty Điện Lực Miền Nam |
Đồng hồ điện loại điện tử 3 pha VSEE 5(6)A 230/400V | 5.950.000 | Bảo hành 12 tháng, kiểm định bởi Tổng Công ty Điện Lực Miền Nam |
Đồng hồ điện loại điện tử 3 pha VSEE 50(100)A 230/400V | 6.050.000 | Bảo hành 12 tháng, kiểm định bởi Tổng Công ty Điện Lực Miền Nam |
Đồng hồ điện loại điện tử 3 pha VSEE 5(6)A (100-120)V/ (173 – 208)V | 6.550.000 | Bảo hành 12 tháng, kiểm định bởi Tổng Công ty Điện Lực Miền Nam |
Dịch vụ sửa chữa của One Fix tự hào phục vụ hơn 30.000 khách hàng suốt nhiều năm qua, chúng tôi luôn tự tin sẽ làm hài lòng quý khách với chất lượng dịch vụ đảm bảo với mức giá hợp lý nhất thị trường.tủ lạnh bị chảy nước đằng sau
Hơn 30.000 khách hàng hài lòng
Xuất hóa đơn & phiếu bảo hành ngay
Hơn 65+ thợ có sẵn khắp các quận
Điện 3 pha là gì?
Trong hệ thống điện lưới cung cấp hiện tại có 2 loại : điện 1 pha và điện 3 pha. Mỗi loại điện cung cấp tương úng phù hợp với những nhu cầu sử dụng khác nhau.
Điện 1 pha gồm có 2 dây: 1 dây pha (dây nóng, dây lửa) và 1 dây trung tính (dây nguội, dây mát). Điện áp giữa dây pha và dây trung tính là 220v.
Điện 3 pha gồm có 4 dây: 3 pha dây pha và 1trung tính. Thực tế điện 3 pha giống như 3 đường điện 1 pha kéo song song với nhau. Điện áp giữa 2 dây pha với nhau là 380v, điện áp giữa 1 dây pha và dây trung tính là 220v.
Tham khảo thêm đấu điện 3 pha thành 1 pha hình sao – tam giác
Có 2 cách đấu nối động cơ 3 pha để phù hợp với mục đích sử dụng. Mỗi cách đấu đều có ưu nhược điểm riêng. Trong thực tế việc sử dụng động cơ 3 pha thì có loại sử dụng điện 380v/3f và loại 220v/1f. Động cơ 3 pha có công suất làm việc cao nên phù hợp trong các hoạt động sản xuất, hoạt động với tần suất cao và liên tục.
Động cơ 3 pha không đồng bộ sử dụng dòng điện 3 pha, chủ yếu sử dụng trong các ngành công nghiệp, dây chuyền sản xuất lớn. Dòng điện 3 pha chạy qua nam châm điện đặt lệch chu kỳ một góc 1200 trên một vòng tròn sẽ tạo ra từ trường quay. Các cuộn dây trong động cơ điện 3 pha được bố trí tương tự như trong máy phát điện 3 pha. Song, người ta đưa dòng điện từ ngoài vào động cơ qua các cuộn dây.
Khi cấp nguồn điện 3 pha vào motor điện xoay chiều 3 pha thì từ trường quay được tạo ra sẽ làm rotor quay trên trục. Chuyển động của rotor được trục máy truyền ra ngoài và được dùng để vận hành các máy công cụ hay cơ cấu chuyển động khác.
Đấu điện 3 pha thành 1 pha là một phần quan trọng của động cơ điện 3 pha, nếu không cẩn thận và có kiến thức chuyên môn thì có thể dẫn đến nhiều nguy cơ. Chúng ta đấu dây theo các cách khác nhau tuỳ vào thông số của động cơ điện và mạng điện. Thông thường, có 2 cách đấu dây cho động cơ 3 pha đó là: đấu dây tam giác và đấu dây hình sao.
Cách đấu nguồn điện 3 pha tam giác.
Động cơ 3 pha được đấu dây theo hình tam giác khi động cơ điện có điện áp hoạt động với thông số là 220V/380V, điện áp của mạng lưới điện là 110V/220V. Đối với trường hợp này, chúng ta đấu dây điện để phù hợp với điện áp tối thiểu của động cơ là 220V, điện áp của mạng lưới điện ở mức tối đa là 220V.
Cách đấu nguồn điện 3 pha hình sao
Phương pháp đấu hình sao áp dụng khi điện áp định mức của động cơ là 220V/380V và điện áp của mạng lưới điện cũng là 220V/380V. Đối với trường hợp này, chúng ta đấu dây để phù hợp với mức điện áp định mức tối thiểu của động cơ là 220V và điện áp tối đa của mạng lưới là 380V.
Câu hỏi cách đấu điện 3 pha sang 1 pha thường gặp
Cách chuyển điện 3 pha thành 1 pha có cần dùng máy biến áp không?
Nếu điều kiện cho phép chúng ta có thể thực hiện đấu điện 3 pha thành 1 pha thông qua máy biến áp, các thợ điện chuyên nghiệp hiện nay đều truyền nhau 2 loại máy biến áp chính bao gồm máy biến áp tự ngẫu và máy biến áp đơn.
Tiết kiệm điện có nên thực hiện cách đấu điện 3 pha 220v thành 1 pha 220v?
Hiện nay hệ thống điện 3 pha đang khá phổ biến khi gần như mọi thiết bị gia đình đang sử dụng, chẳng hạn như máy giặt, máy lạnh hoặc máy sấy. Và muốn tối ưu tài chính thì cách đấu điện 3 pha sang 1 pha là điều hiển nhiên, bởi điện 1 pha yếu hơn nên giá thành cũng sẽ rẻ hơn rất nhiều so với điện 3 pha.
Có nên tự dùng bộ chuyển đổi điện 3 pha sang 1 pha không?
Việc đấu điện 3 pha thành 1 pha cần được thi công hết sức cẩn thận, nghiêm chỉnh chấp hành mọi quy định lẫn hướng dẫn về an toàn điện. Nếu nhận thấy bản thân không đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu trong việc chuyển đổi, hãy liên hệ đến sự trợ giúp của các nhà thầu điện, như vậy quá trình chuyển đổi sẽ an toàn hơn rất nhiều.
Khi nào nên thực hiện cách đấu điện 3 pha sang 1 pha?
Dựa trên khuyến cáo của chuyên gia thì cách đấu điện 3 pha 220v thành 1 pha 220v nên được áp dụng trong một số trường hợp, ví dụ như:
- Nguồn điện sử dụng cho nhà ở thông thường, cửa hàng nhỏ… nguồn điện 1 pha đủ khả năng đáp ứng được mọi nhu cầu sử dụng điện, đơn giản quá trình lắp đặt.
- Một số nơi không có đủ nguồn cung cấp 3 pha, cách chuyển điện 3 pha thành 1 pha cực kỳ cần thiết nhưng phải chắc chắn dùng đúng thiết bị, máy móc thích hợp với điện 1 pha.
- Thiết bị điện chỉ hoạt động ổn định với hệ thống điện 1 pha, trong trường hợp này cũng cần cân nhắc dùng bộ chuyển đổi điện 3 pha sang 1 pha nhằm đảm bảo tính hiệu quả.