Trần nhà đọng nước thấm dột là vấn đề mà hầu như gia đình nào cũng gặp phải, nếu không có cách xử lý trần nhà bị dột phù hợp sẽ dẫn đến kết cấu chính của công trình, gây nguy hiểm cho người dùng. Cùng 1FIX tìm hiểu rõ hơn về sự cố này, đi kèm với đó là những cách khắc phục phổ biến đang được các nhà thầu ưu tiên lựa chọn hiện nay.
Dấu hiệu cho thấy trần nhà bị đọng nước cần được xử lý
Trần nhà không chỉ góp phần tạo ra môi trường thoải mái, mà còn bảo vệ chúng ta tránh khỏi những tác nhân từ môi trường như ánh nắng, mưa gió và cả tiếng ồn. Cũng chính vì thế mà trần nhà khó tránh khỏi những hư hỏng ngoài ý muốn, vậy thì cần dựa vào đâu để biết?
– Vết nứt gãy: Chưa cần biết nguyên nhân trần nhà bị thấm nước là gì, nhưng nếu thấy trên bề mặt của trần nhà có vết nứt gãy nhỏ cần xử lý ngay, vì chúng có thể lan rộng và gây ra nhiều sự cố nghiêm trọng hơn.
– Nước nhỏ giọt: Dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy trần nhà hư hỏng, đó là khi nước nhỏ giọt hoặc nước chảy từ trần xuống sàn nhà, không ngoại trừ trường hợp có ống nước phía trên mái nhà rò rỉ.
– Tuổi thọ vật liệu: Thường xuyên thấy các mảnh vỡ vụn như xi măng, sợi thủy tinh… điều đó cũng khẳng định trần nhà đang xảy ra lỗi liên quan đến thấm dột. Yếu tố này khó tránh khỏi, vì bất kỳ vật chất nào cũng có tuổi thọ và gần như miếng dán chống thấm trần nhà hiện nay chỉ có khả năng làm chậm quá trình đó.
– Trần chảy xệ: Một phần hoặc toàn bộ trần nhà có hiện tượng chảy xuống không còn như lúc ban đầu, đây là hậu quả do thấm dột để lại mang đến cảm giác không ổn định và cực kỳ nguy hiểm.
– Mùi ẩm mốc: Thêm một dấu hiệu nữa cho thấy nên tìm cách xử lý mái nhà bị thấm nước ngay, nếu thường xuyên hít phải những mùi mốc và cảm nhận được sự ẩm ướt trên trần nhà của mình.
Trần nhà bị thấm nước có nguy hiểm không hay chỉ là dấu hiệu bình thường
Mất thẩm mỹ là một trong những tác hại mà chúng ta rất dễ thấy được khi thấm dột xảy ra, chưa dừng lại ở đó khi chống thấm không đảm bảo còn để lại rất nhiều tác hại tiềm ẩn khó lường.
– Sức khỏe bị đe dọa: Các vấn đề liên quan đến sức khỏe như khó thở, viêm họng hoàn toàn có thể xảy ra. Khi trần nhà bị đọng nước thì các hạt bụi, vi khuẩn hoặc nấm mốc sẽ xâm nhập vào môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
– Chập cháy điện: Thấm dột đồng nghĩa với việc có hiện tượng rò rỉ nước, nếu không kiểm soát được nó sẽ khiến cho cấu trúc nhà ở bị hư hại, chẳng may nước rỉ xuống đến những thiết bị điện đang sử dụng, sẽ gây ra chập điện, cháy nổ.
– Mất khả năng cách nhiệt: Những vết nứt sẽ khiến trần nhà không thể kiểm soát và điều hòa nhiệt độ như trước, nhiệt độ tăng khi mùa hè giảm khi mùa đông, gây bất tiện trong sinh hoạt và đôi khi còn tăng chi phí sử dụng máy lạnh/máy sưởi.
– Chi phí tăng cao: Chưa biết trần nhà bị thấm nước có nguy hiểm không, nhưng chắc chắn nếu không xử lý ngay gia chủ rất dễ đối mặt với việc mất một khoản tiền lớn để sửa chữa, thay thế để tránh hiện tượng thấm dột quay trở lại.
Mặc dù thấm dột là điều rất khó để kiểm soát dễ dàng, nhưng khi phát hiện sự cố thì cần có những cách giải quyết phù hợp. Chỉ với những thao tác đơn giản, ta đã bảo vệ sức khỏe của bản thân lẫn người thân trong gia đình, mang đến không gian sống thoải mái nhất.
Thợ có mặt trong 30 phút
Hơn 65 thợ sẵn sàng phục vụ
Báo giá minh bạch & trọn gói
Hóa đơn VAT điện tử
Nguyên nhân và cách xử lý trần nhà bị dột nên biết
Dựa vào những thông tin trên, hẳn mọi người đã biết dấu hiệu và tác hại của thấm dột. Vậy thì nguyên nhân của sự cố này đến từ đâu và làm thế nào để chống thấm dột trần nhà hiệu quả?
Trần nhà được thi công khá lâu nhưng chưa bảo trì
Nguyên nhân chính dẫn đến trần nhà bị dột thường nằm ở việc công trình được xây dựng từ rất lâu, chỉ cần trải qua từ 1 đến 2 năm đầu tiên trần nhà cũng đã có dấu hiệu mất đi tính đàn hồi, dễ bị nứt dột do ảnh hưởng từ thời tiết đặc biệt là những nơi thường xuyên hứng chịu những đợt mưa lớn quanh năm.
Hạn chế đọng nước thấm dột xảy ra, cách xử lý trần nhà bị dột tốt nhất là nên kiểm tra và bảo trì trần nhà định kỳ. Tốt nhất là mỗi năm nên xem lại những vị trí trọng yếu của trần nhà, trường hợp có những vết nứt dột hoặc mất tính đàn hồi thì cần sử dụng vật liệu phù hợp để khắc phục.
Trần nhà dần xuống cấp do kỹ thuật xây dựng kém
Cho dù chủ nhà có đầu tư một khoản tiền lớn vào vật liệu xây dựng chất lượng đi chăng nữa, nhưng nếu thợ thi công trực tiếp không có kinh nghiệm thi công, chưa từng được đào tạo qua bất kỳ trường lớp nào cũng sẽ khiến thấm dột xảy ra. Chỉ cần một sự rung động nhẹ, thay đổi nhiệt đột ngột cũng khiến kết cấu bị ảnh hưởng.
Trường hợp mọi người đang có ý định xây nhà mới, hay muốn thực hiện các công việc liên quan đến sửa chữa, cải tạo trần nhà. Hãy tìm đến sự trợ giúp của những dịch vụ uy tín giống như 1FIX, họ sẽ biết nguyên nhân trần nhà bị thấm nước đến từ đâu và biết phải làm gì để mang đến công trình chất lượng nhất.
Trần nhà chịu sự ảnh hưởng nặng nề từ thảm họa thiên nhiên
Động đất, mưa bão hoặc mưa lớn đều là những nguyên nhân khó tránh khỏi, các yếu tố trên tác động mạnh vượt sức chịu đựng của trần nhà, nên hiển nhiên sẽ gây ra các sự cố ngoài ý muốn. Các biện pháp chống thấm dột chỉ đạt hiệu quả ở một mức độ nào đó, ngoài ra không thể ngăn ngừa triệt để những thảm họa này.
Hạn chế trần nhà hư hỏng nghiêm trọng hơn, hãy chú trọng đến khâu chăm sóc và bảo trì đúng cách. Ngăn để những yếu tố khác va chạm mạnh trên trần nhà, sử dụng miếng dán chống thấm trần nhà và nên tham khảo thời gian thay mới khi vừa trải qua đợt mưa bão trong năm.
Trần nhà thấm dột do vật liệu kém chất lượng
Ngược lại hoàn toàn với nguyên nhân trên, thay vì ta nghề thợ kém cỏi thì việc sử dụng vật liệu kém chất liệu khi thi công cũng sẽ khiến trần nhà dần xuống cấp và xuất hiện tình trạng thấm dột. Ngoài vật liệu xây dựng, thì ngay cả vật liệu chống thấm cũng cần được đầu tư bài bản.
Chuyên gia cách xử lý mái nhà bị thấm nước khuyến cáo rằng, dù trong xây dựng hay sửa chữa đi chăng nữa, đừng xem nhẹ việc sử dụng vật liệu chất lượng để chắc chắn trần nhà luôn có độ bền cần thiết. Ưu tiên các vật liệu chống nứt, chống dột và chống thấm nước để hạn chế những lỗi hỏng vặt.
Tham khảo vật liệu cách xử lý mái nhà bị thấm nước đang được ưa chuộng
Trên thị trường có rất nhiều vật liệu được các nhà thầu tin tưởng sử dụng để chống thấm dột trần nhà, trong đó điển hình có những lựa chọn phổ biến sau.
Thời gian tối thiểu 1 giờ
Chống thấm đơn giản bằng miếng dán chống thấm trần nhà
Miếng dán chống thấm có khả năng ngăn nước và cách nhiệt, che chắn các vết nứt trên bề mặt trần nhà cực kỳ đơn giản nhưng mang đến hiệu quả cao. Sở hữu những tính năng đặc biệt như vậy, đều nhờ vào cấu tạo từ: Chất keo phụ gia đặc biệt, bề mặt nhôm và màng chống dính.
Miếng dán chống thấm trần nhà thi công dễ dàng ở những khu vực nhiệt độ thấp, phù hợp với nhiều bề mặt khác nhau và hoàn toàn miễn nhiễm tốt với nhiều yếu tố thời tiết, không đòi hỏi cần phải kỹ thuật thực hiện quá cao, đa chủng loại đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng.
Nhưng cần phải lưu ý rằng, miếng dán chống thấm chỉ thích hợp với những công trình có mức độ đọng nước bình thường. Nếu mức độ thấm đột nghiêm trọng ảnh hưởng đến toàn bộ trần nhà, cần phải sử dụng các vật liệu khác phù hợp hơn để xử lý.
Sơn chống thấm chống nấm mốc chống thấm dột trần nhà hiệu quả dài lâu
Thay thế chống thấm bằng tấm dán chống dột, sơn chống thấm chống nấm mốc là phương pháp ngăn ngừa trần nhà bị đọng nước tốt nhất hiện nay, tạo ra màng bảo vệ trên bề mặt trần, ngăn chặn tối đa sự xâm nhập của nước vào bên trong tránh những hư hại về kết cấu lẫn tính thẩm mỹ.
Ưu điểm đặc biệt của các loại sơn chống thấm hiện nay còn nằm ở việc bảo vệ công trình khỏi sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc gây hại. Tùy vào lựa chọn của người dùng mà sơn chống thấm có đi kèm chống nấm mốc, hoặc sơn chống nấm mốc riêng biệt được áp dụng kết hợp với các vật liệu chống thấm khác.
Vật liệu chống thấm khác ngăn chặn nguyên nhân trần nhà bị thấm nước xảy ra
Song song với những vật liệu đã gợi ý trên, chúng ta còn rất nhiều sự lựa chọn khác để không cần phải lo lắng trần nhà bị thấm nước có nguy hiểm không. Bao gồm keo chống thấm, màng chống thấm và bột chống thấm.
Và đó cũng là toàn bộ những vật liệu chống thấm mà 1FIX muốn giới thiệu để mọi người tham khảo, đây đều là những vật liệu rất dễ thi công ngay tại nhà nếu muốn. Nhưng muốn phát huy tốt nhất cách xử lý mái nhà bị thấm nước, cách tốt nhất là hãy nhờ sự trợ giúp từ thợ chuyên nghiệp, tránh sự cố ngoài ý muốn xảy ra.
Estimated Cost: 300000 VND
Supply:
- 1FIX
Tools:
- Miếng dán chống thấm
- Sơn chống thấm
Materials: Chống thấm trần nhà
Câu hỏi cách xử lý trần nhà bị dột thường gặp
Cần làm gì khi phát hiện trần nhà bị đọng nước?
Phát hiện trần nhà bị dột, nếu bản thân có đủ hiểu biết thì nên tìm hiểu nguyên nhân bắt nguồn từ đâu, đây là bước cần thiết để có cách xử lý trần nhà bị dột phù hợp nhất. Ngược lại, nên tìm nhà thầu uy tín để kiểm tra và sửa chữa, hạn chế tối đa việc tốn kém chi phí thi công và công sức.
Hạn chế phải chống thấm dột trần nhà trong tương lai thế nào?
Không muốn trần nhà bị dột và phải tốn công tìm hiểu nguyên nhân trần nhà bị thấm nước, vậy thì đừng bỏ qua những gợi ý này:
– Kiểm tra và bảo dưỡng trần nhà thường xuyên, xử lý những hư hỏng nhỏ tránh để chúng lây lan.
– Đầu tư vào nguyên vật liệu xây dựng chất lượng, đảm bảo kỹ thuật thi công đúng cách.
– Xây dựng hệ thống thoát nước tốt, có thể thi công máng xối để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tìm miếng dán chống thấm trần nhà ở đâu?
Quý khách hàng có nhu cầu mua miếng dán chống thấm hoặc cần kỹ thuật viên hỗ trợ chống thấm dột trần nhà, liên hệ ngay đến 1FIX để được trợ giúp từ A-Z.
– Hotline: 028.3890.9294.
– Website: https://1fix.vn/dat-hen/.
– App: Tải 1FIX trên iOS/Android.