Tủ điện công nghiệp là tổ hợp rất nhiều thiết bị điện như là: contactor, rơ le điện, aptomat, bảng mạch điện, dây dẫn, và rất nhiều các thiết bị khác. Với chức năng chứa đựng và điều khiển cả hệ thống vận hành, tủ điện không thể thiếu trong công nghiệp cũng như gia đình. Ở bài viết này, 1FIX™ sẽ giới thiệu những đặc điểm cơ bản cũng như hướng dẫn lựa chọn thi công tủ điện công nghiệp phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Dịch vụ thi công tủ điện công nghiệp của 1FIX
Dịch vụ thi công lắp tủ điện của 1FIX là một giải pháp toàn diện dành cho các doanh nghiệp và nhà máy sản xuất, cung cấp các giải pháp thiết kế, lắp đặt, bảo trì và sửa chữa. Dưới đây là 5 lợi ích khi thuê dịch vụ thi công tủ điện công nghiệp từ chúng tôi:
+ Chuyên nghiệp và kinh nghiệm: 1FIX là một đơn vị có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết kế và thi công tủ điện theo yêu cầu. Với đội ngũ kỹ sư và nhân viên kỹ thuật được đào tạo chuyên sâu, có khả năng cung cấp các giải pháp tối ưu, đáp ứng đúng theo yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn của khách hàng. Sự chuyên nghiệp này giúp đảm bảo rằng mọi dự án đều được hoàn thành một cách chính xác, an toàn và hiệu quả.
+ Tiết kiệm thời gian và chi phí: Thay vì phải đầu tư vào việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự, cũng như mua sắm thiết bị và máy móc cần thiết, khách hàng có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh chính của mình trong khi 1FIX lo liệu mọi vấn đề liên quan đến tủ điện. Hơn nữa, chúng tôi thường xuyên cập nhật công nghệ mới nhất, giúp khách hàng có được sản phẩm và sự phục vụ tốt nhất với chi phí hợp lý.
+ Tuân thủ tiêu chuẩn an toàn: An toàn là yếu tố quan trọng nhất trong mọi dự án thi công lắp đặt tủ điện. 1FIX cam kết tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn quốc tế và quy định pháp luật địa phương. Điều này không chỉ giúp bảo vệ người lao động và cơ sở vật chất của khách hàng khỏi rủi ro mà còn đảm bảo rằng hệ thống điện ổn định và bền vững lâu dài.
+ Dịch vụ bảo trì và hỗ trợ sau bán hàng: Sau khi hoàn thành việc lắp đặt, 1FIX cung cấp bảo trì định kỳ để đảm bảo rằng tủ điện công nghiệp luôn ở trạng thái tốt nhất. Ngoài ra, hỗ trợ kỹ thuật sau bán hàng sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và xử lý nhanh chóng các sự cố có thể xảy ra, giúp giảm thiểu thời gian ngừng trệ sản xuất và tối ưu hóa hiệu suất hoạt động.
+ Tùy biến và đa dạng: Mỗi doanh nghiệp có những yêu cầu và nhu cầu riêng biệt về hệ thống điện. 1FIX cung cấp các giải pháp tùy biến để phù hợp với từng dự án cụ thể. Dù bạn cần một tủ điều khiển đơn giản hay một hệ thống phức tạp với nhiều tính năng tích hợp, chúng tôi có khả năng thiết kế và thi công cũng như hoàn thiện theo đúng yêu cầu của bạn.
Khi lựa chọn dịch vụ lắp đặt tủ điện công nghiệp của 1FIX, khách hàng không chỉ nhận được giải pháp chất lượng cao mà còn được hưởng sự an tâm từ việc làm việc với một đối tác đáng tin cậy. Sự hợp tác này giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo sự an toàn cho nhân viên và cơ sở vật chất.
Hướng dẫn lắp đặt tủ điện công nghiệp chi tiết từng bước
Thi công tủ điện công nghiệp là một công việc cần sự chính xác và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn.
Thời gian tối thiểu 10 ngày
Bước 1: Chuẩn bị
Lựa chọn vị trí lắp đặt:
– Chọn vị trí khô ráo, thoáng đãng, dễ tiếp cận để bảo trì và sửa chữa.
– Chố lắp nên tránh tiếp xúc ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao.
– Đảm bảo khoảng cách an toàn xung quanh tủ.
Kiểm tra tủ điện:
– Kiểm lại tủ đã được sản xuất theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
– Rà soát xem tất cả các linh kiện đi kèm đã sẵn sàng và không bị hỏng hóc.
Công cụ và an toàn:
– Chuẩn bị đầy đủ công cụ cần thiết như tuốc-nơ-vít, kìm, máy khoan, đồng hồ đo điện, v.v.
– Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất và tuân thủ các quy định an toàn lao động.
Bước 2: Lắp đặt cơ bản
Lắp đặt khung tủ:
– Lắp khung tủ trên nền móng vững chắc, đảm bảo tủ đứng thẳng và cân đối.
– Sử dụng bulong và ốc vít để cố định tủ với nền móng.
Đấu nối dây đất:
– Đấu nối dây đất an toàn để bảo đảm an toàn khi có sự cố rò rỉ điện.
– Sử dụng dây đất có tiết diện phù hợp và kết nối chặt chẽ với thanh đất của tủ.
Lắp thiết bị điện:
– Lắp đặt các thiết bị điện như cầu dao, bảo vệ quá tải, rơle, contactor, v.v. vào các vị trí đã định trước trong tủ.
– Đảm bảo các thiết bị được lắp chắc chắn và có khoảng cách an toàn giữa chúng.
Bước 3: Kết nối điện
Đấu nối nguồn cấp:
– Kết nối nguồn điện vào tủ qua các thiết bị đóng cắt chính.
– Sử dụng dây dẫn có tiết diện phù hợp và cách điện tốt.
Kết nối các mạch điều khiển:
– Đấu nối các mạch điều khiển theo sơ đồ mạch điện đã được thiết kế.
– Sử dụng các terminal block để kết nối gọn gàng và dễ dàng bảo trì.
Kiểm tra kết nối:
– Sử dụng đồng hồ đo điện để đo các kết nối.
– Đảm bảo không có mạch nối ngắn hay lỗi kết nối.
Estimated Cost: 300000 VND
Supply:
- 1FIX
Tools:
- Cờ lê
- Tua vít
- Đồng hồ VOM
- Ampe kiềm
- Bản vẽ sơ đồ đấu nối tủ điện
Materials: Thi công tủ điện công nghiệp
Thiết kế tủ điện công nghiệp
Nên chọn tủ điện công nghiệp kích thước bao nhiêu?
Hiện nay, nhu cầu lắp đặt tủ điện công nghiệp rất nhiều . Nếu bạn tra tìm trên Google thì chúng ta có thể nhận được gần 2 triệu lượt tìm kiêm. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của tủ điện công nghiệp trong rất nhiều lĩnh vực. Làm thế nào chúng ta có thể hiểu , kết nối, lắp tủ điện công nghiệp một cách chính xác?
Tùy từng loại tủ điện, chức năng, công suất mà tủ được thiết kế kích thước khác nhau. Dựa trên công suất của hệ thống, số thiết bị, nhu cầu mong muốn, cũng như diện tích không gian mà lựa chọn kích thước tủ phù hợp.
Kiểm tra bản vẽ thiết kế – chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu
Đây là công đoạn rất quan trọng trong việc chọn, kết nối, lắp đặt tủ điện công nghiệp. Nếu chúng ta chọn sai thiết bị so với bản vẽ thiết kế, việc kết nối sẽ không hợp lệ.
Khách hàng sẽ không chấp nhận nghiệm thu sản phẩm, điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ không thể lấy lại tiền. Do đó, trước khi thi công lắp đặt tủ điện chúng ta cần nghiên cứu kỹ bản vẽ thiết kế. Kiểm tra tất cả thiết bị chọn lựa đã phù hợp với mục đích chưa.
Nếu lắp đặt một tủ phân phối chúng ta cần xác định số lượng tải, số lượng chi nhánh để phân phối. Để từ đó mới tính các giá trị của bộ phận đóng cắt – bảo vệ và dây điện. Chúng ta cần cân bằng hợp lý giữa các vấn đề chất lượng và chi phí.
Đối với các dự án lắp đặt tủ điện công nghiệp cho các khu vực cao cấp. Tòa nhà cần sự ổn định và chính xác cao. Chúng ta nên sử dụng thiết bị của các thương hiệu lớn trên thế giới như :Siemens, ABB, Mitsubishi … chất lượng và thương hiệu đã được khẳng định tại Việt Nam.
Đối với các dự án có mức đầu tư trung bình, hoặc thấp chúng ta có thể chọn sử dụng thiết bị: LS Hàn Quốc hoặc Trung Quốc. Với chất lượng giá cả rất cạnh tranh chắc chắn sẽ đáp ứng tiêu chí “Ngon – Bổ- Rẻ”
Bảng giá thi công tủ điện công nghiệp
Dịch vụ | Đơn giá | Ghi chú |
Đi dây điện nguồn | Từ 300.000đ | Tùy thuộc vào việc đi dây nguồn, tách điện, giảm giá theo số lượng. |
Lắp đặt điện nổi | Từ 300.000đ | Tùy thuộc vào việc đi dây nguồn, tách điện, giảm giá theo số lượng. |
Lắp đặt điện âm | Từ 300.000đ | Tùy thuộc vào việc đi dây nguồn, tách điện, giảm giá theo số lượng. |
Lắp đặt điện 3 pha | Từ 400.000đ | Khảo sát công trình – Báo Giá – Thi công |
Cân pha điện 3 pha | Từ 300.000đ | Khảo sát công trình – Báo Giá – Thi công |
Thi công hệ điện | Từ 400.000đ | Thiết kế thi công hệ điện cho văn phòng, Shop, cafe… Có xuất hóa đơn VAT & HĐ đầy đủ. |
Lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn bảng hiệu | Từ-200.000đ | Lắp hệ thống đèn chiếu sáng, trang trí cho Shop, quán Cafe, nhà hàng, văn phòng… Có xuất hóa đơn VAT & HĐ đầy đủ. |
Lắp đặt tủ điện công nghiệp
Khi lắp đặt thiết bị trên vỏ tủ điện công nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Các thiết bị báo pha, đồng hồ đo hiển thị, đồng hồ chỉ báo, công tắc được đặt ở vị trí bên trên. Việc đặt như vậy sẽ giúp người vận hành dễ dàng quan sát các chỉ số đo trên từng thiết bị.
- Nút khẩn cấp: nút này cần được bố trí trại vị trí hợp lý và dễ thao tác nhất có thể. Nút này dùng để tắt toàn bộ hệ thống khi có trường hợp khẩn cấp. Bạn có thể ngăn chặn thiệt hại gây ra cho hệ thống hoặc những người xung quanh. Trừ trường hợp khẩn cấp thì nút này không bao giờ được sử dụng ngoài ý muốn.
- Các nút dừng khẩn cấp luôn được lắp ở gần nơi mọi người làm việc để có thể thao tác nhanh, nhưng chúng cũng có nắp che bên ngoài để ngăn chặn mọi sử dụng không mong muốn. Tại sao? Bởi vì nếu ai đó nhấn nhầm nút này thì toàn bộ hệ thống sẽ bị tắt hoàn toàn. Nút khẩn cấp được thiết kế để hoạt động như một công tắc thường đóng. Điều đó có nghĩa là công tắc này được đóng trong hoạt động bình thường và khi được nhấn, công tắc sẽ mở.
- Các loại đèn báo, chuông báo cũng cần lắp đặt phù hợp với từng chức năng của thiết bị.
- Bố trí điều khiển điện, chẳng hạn như thiết bị thường sử dụng, cách các thiết bị có dây, cách giữ bảng điều khiển và tủ trong phạm vi nhiệt độ bình thường cũng cần phải tuân thủ
Bố trí thiết bị trên tủ điện công nghiệp
Công đoạn thiết kế tủ điện công nghiệp giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình chọn và lắp đặt tủ điện công nghiệp. Khi thiết kế, kỹ sư sẽ cần nghiên cứu sơ đồ mạch điện cẩn thận. Lên danh sách chi tiết đầy đủ của từng thiết bị trong sơ đồ nguyên lý, từ đó xác lập bản vẽ sơ đồ đấu nối tủ điện bố trí. Trên bản vẽ kỹ sư thường cung cấp hình ảnh của tủ điện, sắp xếp thiết bị, hệ thống dây điện, nguyên tắc hoạt động … Điều này giúp rất nhiều trong việc thợ điện đọc và hiểu bản vẽ, hình dung các thiết bị trong tủ điện.
Bản vẽ tủ điện công nghiệp cũng là một thủ tục trong cam kết giữa hai bên. Khi bàn giao tủ, người nhận sẽ dựa vào bản vẽ này để kiểm tra kích thước tủ,vị trí thiết bị trên bề mặt tủ, khoảng cách giữa các chi tiết trên bản vẽ so với thực tế.
Gia công và lắp đặt vỏ tủ điện công nghiệp
Sau khi thỏa thuận với khách hàng và bản vẽ tủ điện công nghiệp được phê duyệt . Chúng ta sẽ thiết kế chi tiết tủ điện để chuyển sang nhà máy để sản xuất. Thường thì vỏ tủ sẽ được mua về từ những nhà sản xuất uy tín và kích thước cũng có sẵn trong catalog. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp phải đặt sản xuất theo yêu cầu thực tế.
1FIX™ với hệ thống kết nối các công ty có dây có dây chuyền gia công tủ điện công nghiệp hiện đại. Với hệ thống máy móc CNC nhập khẩu của Đức và Nhật Bản.
Đảm bảo độ chính xác cao và giúp sản phẩm có chất lượng rất tốt. Việc xử lý các chi tiết trong tủ được lập trình trên máy tính và được gia công bằng các máy CNC. Các lỗ thiết bị như : mặt đồng hồ, báo thức, công tắc … được gia công chính xác đảm bảo các vị trí theo đúng bản vẽ bố trí đã được phê duyệt.
Việc xử lý hoàn thành lớp phủ bề mặt của vỏ tủ điện công nghiệp cũng không kém phần quan trọng. Công đoạn này là một bước ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của toàn bộ sản phẩm.
Nếu lớp sơn kém, bề mặt sẽ bị bong tróc hoặc sần sùi rất nhanh, điều này là không thể chấp nhận được. Bởi vì nếu vỏ tủ hư thì chức năng bảo vệ của tủ cũng không đảm bảo được.
Sơ đồ tủ điện công nghiệp
Trong thiết kế tủ điện công nghiệp thì lập sơ đồ đấu nối tủ điện là bước không thể thiếu vì không có sơ đồ thì việc đấu nối thiết bị cũng không thể thực hiện được. Khác với sơ đồ điện dân dụng, bản vẽ tủ điện công nghiệp có thể nói là khó hơn rất nhiều lần. Ngoài yếu tố chính xác, an toàn sơ đồ còn đảm bảo rất nhiều yếu tố khác để có thể đưa vào tiến hành đấu nối thiết bị.
Việc đọc sơ đồ tủ điện công nghiệp cũng đòi hỏi thợ có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm đấu nối mới thực hiện được. Có khi một tủ chứa đựng đến hàng trăm thiết bị khác nhau với các chức năng khác nhau. Để đấu nối vậy phải cần đến cả đội các chuyên gia, kỹ sư, thợ điện kinh nghiệm mới thực hiện được. Việc đấu nối sai dù chỉ là một bước nhỏ cũng dẫn đến những hậu quả không thể lường trước được.
Việc thiết kế sơ đồ cũng có sự hỗ trợ của các phần mềm rất hữu hiệu như: Autocad Electric, CADe SIMU mô phỏng điện công nghiệp, phần mềm thiết kế tủ Điện EPLAN Electric… Những công ty cung cấp dịch vụ thi công tủ điện công nghiệp luôn trang bị cho nhân viên một trong những phần mềm trên để phục vụ cho việc thiết kế.
Những bảng cải tiến của các phần mềm sau này có bóc tách vật tư, thiết bị cho cả một dự án. Tuy nhiên phần mềm chỉ hỗ trợ một phần, cốt lõi vẫn là người thiết kế phải nắm vũng kiến thức và có cái nhìn tổng quát tốt. Kết hợp kỹ năng và kinh nghiệp để phối hợp các thiết bị với nhau. Vừa đảm bảo hệ thống điện hoạt động chính xác, an toàn vừa thể hiện được độ thẩm mỹ của tủ điện.
Các loại tủ điện công nghiệp
Tủ điện là tủ dùng để chứa các thiết bị điện dùng trong nhà xưởng, xí nghiệp, công trình… Trong bất kỳ công trình từ nhỏ đến lớn hiện nay cũng đều cần phải có tủ điện với chủng loại, kích thước và chức năng riêng phù hợp với nhu cầu thực tế. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu tủ điện công nghiệp từ nhỏ đến lớn, đa dạng về kiểu dáng, vật liệu, kết cấu có chức năng riêng phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau. Các thiết bị trong tủ điện được đấu nối chính xác với nhau đảm bảo sự an toàn cho người dùng trong quá trình sử dụng.
Vỏ tủ điện được làm từ nhiều loại vật liệu: Vật liệu làm vỏ tủ điện công nghiệp phải đạt được độ bền theo thời gian, an toàn. Chúng có khả năng hạn chế sự ảnh hưởng của môi trường bên ngoài: nhiệt độ, nước mưa (nếu lắp đặt ngoài trời), đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như hệ thống điện .Một số vật liệu được sử dụng phổ biến hiện nay như: Inox, Composit hoặc tấm kim loại được sơn tĩnh điện.
Trong lĩnh vực thi công tủ điện công nghiệp, tủ cũng được phân chia theo từng khu vực, bộ phận và có những thuật ngữ chuyên ngành riêng. Chúng ta cùng tìm hiểu về các tên gọi của tủ điện công nghiệp trong từng trường hợp sau:
Tủ điện phân phối
Tủ điện phân phối có vỏ được làm từ thép mạ kẽm hoặc sơn tĩnh điện bên ngoài nhằm mục đích để bảo vệ, chống lại các tác động của môi trường . Tủ được thiết kế theo tiêu chuẩn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7994-1:2009 (IEC 60439-1: 2004) về tủ điện đóng cắt và điều khiển, với các mặt và nắp tủ điện dễ dàng tháo lắp.
Tủ điện phân phối được lắp đặt trong nhà xưởng công nghiệp với vai trò phân phối điện cho các phụ tải công suất lớn. Các ngăn trong tủ điện được thiết kế khác nhau tùy loại, sắp xếp theo kiểu modul đặt cạnh nhau khoa học, an toàn và dễ dàng trong việc bảo trì.
Tủ điện điều khiển trung tâm
Đặc điểm của tủ điện điều khiển trung tâm là có thể từ xa hoặc vận hành tại chỗ, thực hiện các thao tác thay đổi tốc độ quay, hoặc đóng ngắt, đảo chiều quay cho động cơ, các thiết bị điện.Tủ điện điều khiển trung tâm được lắp đặt trong nhà để thuận tiện trong việc vận hành, kiểm tra và bảo trì , bảo dưỡng.
Với chức năng điều khiển nên thiết bị lắp bên tủ cũng khác so với các loại tủ khác khi thi công tủ điện công nghiệp, bên trong tủ điện điều khiển trung tâm gồm nhiều thiết bị như: khởi động mềm, bộ biến tần, bộ khởi động sao (tam giác), bộ khởi động trực tiếp, bộ khởi động bằng máy biến áp, các thiết bị hiển thị và điều khiển khác….
Tủ điện chuyển mạch ATS
Tủ điện ATS thường được lắp đặt ở các công trình có phụ tải, yêu cầu phải cấp điện thường xuyên, hoặc cần cấp điện cho tải khi có sự cố mất nguồn lưới điện chính. Trong các công ty, xí nghiệp, nhà máy thường có nguồn dự phòng là máy phát điện. Khi nguồn điện cung cấp từ mạng lưới chính bị gián đoạn, tủ điện chuyển mạch ATS sẽ chuyển sang dùng nguồn dự phòng, đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống hoạt động liên tục. Thời gian chuyển mạch từ 5 – 10 giây, với điện áp định mức 380/415V và dòng định mức 1600A – 6300A.
Tủ tụ bù
Một tủ tụ bù cũng bao gồm nhiều bộ phận thiết bị như: Khởi động từ, bộ điều khiển, Volt kế, Ampe kế, đèn báo pha, bọc cách điện… thi công tủ điện công nghiệp tụ bù đảm nhiệm nhiều chức năng, giúp ổn định mạng lưới và tiết kiệm điện năng tiêu thụ:
- Giảm tổn thất điện năng trong quá trình vận hành hệ thống.
- Cải thiện, nâng cao hệ số công suất giúp hệ thống làm việc với hiệu quả cao nhất.
- Khắc phục tình trạng sụt áp làm gián đoạn quá trình hoạt động của hệ thống.
- Làm nhẹ tải máy biến áp tránh tình trạng biến áp hoạt động quá định mức làm giảm tuổi thọ và công suất.
Tủ bơm phòng cháy chữa cháy
Với chức năng tự động điều khiển động cơ bơm nước, khi xảy ra sự cố cháy, chập điện. Tủ có vỏ làm bằng tôn dày, sơn lớp tĩnh điện, thiết kế theo tiêu chuẩn IP20 – IP54. Thiết bị trong tủ gồm: Đèn báo pha, báo mất pha, đo điện áp, đo dòng điện…
Hỏi đáp liên quan đến thi công lắp đặt tủ điện
Có thể nhận báo giá lắp tủ điện công nghiệp qua điện thoại được không?
Có, nhưng cần lưu ý rằng báo giá ban đầu có thể chỉ là ước lượng. Để nhận báo giá chính xác, bạn cần cung cấp thông tin cụ thể về yêu cầu của mình như loại tủ, công suất, thông số kỹ thuật, môi trường làm việc cung như các yếu tố liên quan khác.
Nếu muốn làm tủ điện theo yêu cầu thì cần những gì?
- Yêu cầu kỹ thuật: Xác định mục đích sử dụng, công suất, điện áp, dòng điện, và các yêu cầu đặc biệt khác.
- Bản vẽ thiết kế: Bản vẽ chi tiết cấu trúc, layout các thành phần bên trong tủ.
- Chọn lựa vật liệu: Chất liệu vỏ tủ (thường là thép không gỉ hoặc nhựa cách điện), các linh kiện điện như CB, MCB, MCCB, ACB, biến tần, biến áp, rơ le, bảng điều khiển, dây dẫn, và các phụ kiện khác.
- Quy định an toàn: Tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn khi thi công tủ điện công nghiệp như IEC, NEMA.
- Nhà sản xuất hoặc nhà thầu: Lựa chọn nhà sản xuất có uy tín, kinh nghiệm.
- Lắp đặt và kiểm định: Lắp ráp bởi kỹ thuật viên có tay nghề và kiểm định theo đúng quy trình.
Ngoài ra, cần xem xét về điều kiện môi trường, khả năng chống chịu của tủ với điều kiện bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm, bụi bẩn.
Thi công lắp đặt tủ điện công nghiệp mất khoảng bao lâu?
Thời gian có thể biến đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô dự án, độ phức tạp của hệ thống, trình độ kỹ thuật của nhân viên thi công, điều kiện làm việc tại hiện trường, và sự chuẩn bị của các thiết bị cần thiết. Thông thường, việc lắp và kết nối có thể mất từ vài ngày đến vài tuần. Đối với các tủ đơn giản có thể hoàn thành trong một vài ngày. Đối với các hệ thống phức tạp hơn hoặc các dự án lớn với nhiều tủ, có thể mất vài tuần để hoàn tất.
Có thể học cách lập sơ đồ đấu nối tủ điện qua Tiktok được không?
Có thể học qua TikTok, nhưng việc này có một số hạn chế. TikTok là nền tảng chia sẻ video ngắn nên thông tin cung cấp có thể không đầy đủ hoặc chi tiết như các khóa học chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bạn có thể tìm thấy các video hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao do các kỹ sư điện, thợ điện uy tín đăng tải