Hiện nay, phương án lắp công tắc điện thông minh cho Smarthome đang được ứng dụng rộng rãi ở hầu hết các gia đình tại Việt Nam. Nhưng họ đang phân vân có nên tìm cách lắp công tắc thông minh tại nhà không hay muốn đảm bảo chất lượng đầu ra hơn khi thuê kỹ thuật viên về thi công. Hiểu được điều này, 1FIX đã có những chia sẻ về cách lắp công tắc đèn thông minh cũng như đơn vị thi công uy tín mà bạn có thể tham khảo.
Công tắc điện thông minh là gì? Có công dụng gì?
Công tắc điện thông minh là gì? Đây là loại công tắc ứng dụng công nghệ cao, cho người dùng có khả năng bật và ngắt điện của các thiết bị tự động kết nối như: quạt, đèn, ấm siêu tốc, máy hút bụi… chỉ với các thao tác điều khiển đơn giản như thông qua smartphone hoặc ra lệnh bằng giọng nói của gia chủ.
Từ những tiện lợi trên, có thể thấy được, loại công tắc này cho phép người dùng thao tác điều khiển thiết bị ở mọi lúc mọi nơi. Không cần bạn phải tốn công di chuyển đến gần công tắc điện, đáp ứng sự tiện nghi hơn so với các loại công tắc thông thường.
Hướng dẫn cách lắp công tắc điện thông minh
Dưới đây là cách lắp đặt công tắc điện thông minh, bạn có thể thử được ngay tại nhà:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Trước khi tiến hành đấu nối dây để lắp đặt công tắc điện thông minh. Bạn cần chuẩn bị sẵn những nguyên liệu như sau:
- 2 Tua vít (1 tua vít đầu dẹp, 1 tua vít phillips)
- 1 chiếc công tắc thông minh mà bạn muốn lắp đạt
- Dây điện có tiết diện vừa phải
- Kéo cắt
- Băng keo điện
Bước 2: Chọn vị trí lắp công tắc điện thông minh
Để xác định được vị trí lắp công tắc điện, bạn cần kiểm tra xem công tắc hiện tại đang dùng đế âm hay để nổi để thi công sao cho phù hợp:
Lắp công tắc điện âm tường
Khi lắp công tắc điện thông minh âm tường, bạn cần phải đảm bảo tiêu chí sau:
- Đối với công tắc hình chữ nhật: Người dùng cần phải chôn bằng hoặc chôn thấp hơn so với bề mặt
- Đối với công tắc điện hình vuông: Bạn cần chôn bằng hoặc thấp hơn 2-3mm so với bề mặt.
Ngoài ra, độ sâu cũng cần tối thiểu đạt từ 30mm trở lên do phần mạch điện phía sau cũng sẽ dày hơn công tắc điện cơ thông thường.
Lắp công tắc điện đế nổi
Nếu lắp công tắc điện trên bề mặt tường gỗ và không có đế âm, bạn chỉ cần khoét 1 lỗ vuông vừa, khớp với thiết bị để đảm bảo vị trí lắp đặt được chắc chắn nhất. Trong trường hơp phải lắp trên tường xi măng và không có đế âm, bạn có thể lắp thêm đế nổi và lắp công tắc minh vào đế nổi đó.
Bước 3: Chọn loại công tắc điện thông minh phù hợp
Việc lựa chọn loại công tắc điện phù hợp rất quan trọng, bởi nó phải mang tính bền bỉ, an toàn và phù hợp với bảng công tắc tường nhà bạn. Cụ thể:
- Công tắc 1 chiều: Sử dụng để mở hoặc đóng một mạch điện chỉ từ một hướng. Áp dụng nhiều cho các hệ thống đơn giản như đèn chiếu sáng, quạt.
- Công tắc 2 chiều: Thường được dùng trong các nơi có hai công tắc kiểm soát cùng một bóng đèn.
- Công tắc cảm ứng: Loại này chủ yếu là dùng để điều khiển ánh sáng, các thiết bị điện hoặc hệ thống tự động hóa.
- Công tắc cửa cuốn: Công tắc này dùng trong hệ thống cửa cuốn tự động, như cổng điện tử, cửa gara…Chỉ hoạt động khi có người đi vào hay ra khỏi khu vực nên đảm bảo an toàn.
30.000+ khách hàng đặt lịch mỗi năm
Giảm ngay 50K phí dịch vụ cho lần đầu
Thợ giỏi xử lý nhanh trong ngày.
Tư vấn miễn phí tận tâm 24/7
Bước 4: Đấu dây công tắc thông minh
Bạn tiến hành nối đường dây công tắc đèn thông minh với đường dây bên trong tường, theo thứ tự là: đường dây vào, đường dây ra với đường dây ra, đường dây nối đất với đường dây nối đất, cuối cùng là đường dây trung tính với đường dây trung tính.
Cần lưu ý:
- Các mốc kết nối dây cần chắc chắn, không bị lỏng hay lộ ra ngoài để đảm bảo an toàn.
- Dây nối đất có thể để trần.
Sau khi thực hiện nối dây xong, bạn hãy kiểm tra lại bằng cách bật nguồn. Nếu nguồn điện hoạt động, thì bạn sẽ tiến hành lắp công tắc vào. Còn nếu có vấn đề, hãy kiểm tra đầu nối lại một lần nữa.
Bước 5: Lắp công tắc điện thông minh vào tường
Tắt kích hoạt nguồn điện để đảm bảo an toàn, sau đó đặt các dây điện đã nối vào hộc không gian bên trong tường, rồi vặn ốc lại sao cho đúng vị trí và thật khít. Tuyệt đối không được để bất kỳ dây điện nào bị lộ ra.
Bước 6: Kết nối công tắc điện
Cài đặt công tắc thông minh với điện thoại
Sau khi đã lắp công tắc điện, bước cuối cùng là bạn cần phải kết nối thiết bị với ứng dụng điều hành. Bạn tải ứng dụng về máy và truy cập vào thiết bị, chọn tên rồi tiến hành ghép nối.
Ngay lúc này, công tắc điện thông minh sẽ có ba chế độ đèn.
- Đèn sáng chậm là khi thiết bị chưa kết nối với hệ thống
- Đèn sáng ổn định là khi thiết bị đã kết nối với hệ thống
- Đèn nháy liên tục là lúc thiết bị sẵn sàng kết nối
Cài đặt công tắc thông minh với trợ lý ảo
Điều khiển bằng giọng được thực hiện bởi trợ lý ảo là một tính năng không thể thiếu cho các thiết bị nhà thông minh hiện đại. Bạn có thể sử dụng trên các nền tảng phổ biến như Google Home, Apple Homekit, Amazon Alexa, Javis…
Đơn vị chuyên lắp công tắc điện thông minh uy tín – 1FIX
Khi đã xem chi tiết các cách lắp đặt công tắc điện ở trên, mà bạn vẫn còn lo lắng về hiệu quả và sự an toàn khi thi công thiết bị. 1FIX chính là nơi mang đến dịch vụ lắp công tắc điện thông minh uy tín, chuyên nghiệp. Với đội ngũ thợ dày dặn kinh nghiệm cùng tay nghề cao. Đảm bảo sẽ giải quyết mọi khó khăn, vấn đề cho khách hàng.
Ngay khi khách hàng có nhu cầu triển khai làm công tắc điện thông minh, hay những thiết bị có trong ngôi nhà smarthome, hãy liên hệ ngay số hotline: 028 7308 2368 hoặc qua cổng đăng ký trực tiếp tại website 1FIX để được đội ngũ thợ kỹ thuật chuyên nghiệp đến tận nhà khách để khảo sát thực tế. Từ đó, đưa ra các phương án, đề xuất để thiết bị được triển khai nhanh chóng.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp vật tư chính hãng luôn trong gói dịch vụ, cho nên khách hàng sẽ không phải tốn công sức đi mua sẵn trước khi thợ 1FIX đến. Dịch vụ thi công đều sẽ bảo hành từ 12-24 tháng, quý khách sẽ được đội ngũ bảo trì hỗ trợ 24/7 ngay khi gặp vấn đề. Đồng thời, đội ngũ chuyên viên tư vấn tại công ty sẽ phản hồi lại ngay lập tức để giải đáp cho khách hàng mọi lúc mọi nơi khi cần.
Những lưu ý khi thi công lắp công tắc điện thông minh
Tước khi lắp đặt công tắc đèn thông minh, bạn cần phải lưu ý một số điều sau để đảm bảo thực hiện đúng và an toàn nhất:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng công tắc đèn thông minh để hiểu rõ về hệ thống thiết lặp của thiết bị. Điều này giúp bạn hiểu rõ thiết bị ngay từ đầu và tránh những sai sót xảy ra trong quá trình tháo lắp.
- Đảm bảo đủ đường truyền 2,4GHz. Nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra, bạn hãy nhấn reset lại khoảng chừng 10-15 giây.
- Tìm hiểu kỹ hệ thống điện trong nhà, bởi mỗi phòng sẽ có những dây điện khác nhau, bạn nên chú ý đến vấn đề này.
- Tham khảo hướng dẫn cách lắp đặt từ nhà sản xuất để có phương án thi công phù hợp
- Xác định chính xác sợi dây nóng (P/L) và dây nguội (N). Dây nóng kí hiệu P hoặc L, là dây có dòng điện xoay chiều đi qua, thường sẽ có màu đỏ hoặc vàng. Dây N là dây nguội, hay còn gọi là dây trung tính, dây này sẽ làm kín mạch điện và giúp cân pha trong dòng điện 3 pha. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ rất dễ đấu nhằm dây, dẫn đến công tắc điện thông minh sẽ bị cháy và không thể hoạt động được nữa.