Cách đi đường dây điện trong nhà, cách đi dây điện âm tường chính xác.

Cập nhật ngày 17/09/2020

Hai cách đi dây điện trong nhà

Trước khi bàn đền cách đi đường dây điện trong nhà, cách đi dây điện nổi đẹp hay đi ngầm đẹp hơn thì bạn cần hiểu về nguyên lý thiết kế trước. Khi thiết kế mạng điện trong nhà, bạn hay dựa vào yêu cầu, đặc điểm của dường dây để chọn phương pháp đi dây phù hợp, bảo đảm kỹ thuật, an toàn điện. Nói chung, có hai hình thức lắp đặt đường dây: đi dây điện nổi (đặt nổi) hoặc đi dây điện âm (đặt ngầm).

+ Đặt nổi (cách đi dây điện nổi trong nhà) là bố trí đường dây nhìn thấy được, dặt dọc theo trần nhà, đà, cột,. trong kiến trúc gỗ, gạch. Có thể dùng phương pháp đặt dây trên kẹp dây, puli, trong khuôn gỗ, trong ống, trong nẹp nhựa hoặc dùng cáp nhiều sợi có bọc cách điện từng sợi.

+ Đặt ngầm (cách đi dây điện âm tường) chủ yếu là đặt đường dây bên trong tường, dưới sàn bê tông. Cách đặt này dòi hỏi phải bảo đảm an toàn điện, vững chắc, và có thể thay mới khi cần.

+ Xem thêm Dịch vụ đi dây điện âm tường tại đây: https://1fix.vn/gia-di-day-dien-am-tuong/

Đặt ngầm thường áp dụng phương pháp đặt dây trong ống, và công việc lắp đặt đường dây thường phải tiến hành song song với tiến trình xây dựng công trình kiến trúc.

Cách đi dây điện nổi trong nhà, đi trong nẹp điện nhựa
Thợ điện 1FIX™ đi dây điện nổi trong nhà, đi trong nẹp điện nhựa

Việc đi dây điện trong nhà nếu có dụng cụ hỗ trợ và cẩn thận một chút thì quý vị có thể hoàn toàn có thể tự làm. Nếu quý khách muốn tiết kiệm thời gian và đảm bảo thiết bị điện trong nhà hoạt động tốt sau khi sửa chữa. Hãy nhấc máy lên gọi chúng tôi ngay lập tức, 1FIX đảm bảo sẽ không làm khách hàng thất vọng.

✅ 30.000+ Khách hàng đã đặt lịch

👨‍🔧Thợ giỏi xử lý nhanh trong ngày.

👍 Nhận ưu đãi khi sử dụng lần đầu

👩🏻‍🔧Tư vấn miến phí tận tâm 24/7

Quy tắc đặt dây điện và dây cáp trong các công trình kiến trúc

+ Việc chon dây dẫn và phương pháp đặt dây phụ thuộc vào tình hình, đặc diểm môi trường tại vị trí định đi đường dây. Tùy theo vị trí đi đường dây khô hay ẩm và yêu cầu về mặt thẩm mỹ để chọn phương pháp đặt nổi hoặc đặt ngầm cho phù hợp với yêu cầu.

+ Hệ thống dây dẫn phải độc lập về điện và cơ giữa các hệ thống điện áp khác nhau.

+ Đường dây phải bảo dảm có thể trực tiếp kiểm tra cách điện bất cứ lúc nào, dễ dàng phát các chỗ hư hỏng, và dễ sửa chữa.

+ Những môi trường có nhiều nguy cơ cháy nổ, ăn mòn kim loại phải sử dụng dây dẫn, dây cáp ruột đồng và đặt ngầm. Công tắc, CP. Aptomat nên đặt phía ngoài và là loại kín nước.

+ Dây dẫn hai ruột xoắn nhau đặt trên puli chỉ được phép sử dụng trong các phòng bình thường.

+ Không được lắp dây dẫn cách điện không có vỏ bảo vệ trên trần nhà bằng vôi rơm, trần bằng cót hoặc bằng vật liệu dể cháy. Trong trường hợp phải di dây qua các môi trường này, dây dẫn phải được luồn trong ông thép.

+ Khi dây dẫn có bọc cách điện đi nổi vắt ngang với các đường ống thông hơi, phải luồn dây dẫn trong ống.

puli su cach dien dan dung su dung khi duong day dien noi
Giap buoc co su cach dien

+ Không được phép đi dây dẫn trên mái nhà.

+ Khi đặt dây cáp xuyên qua móng nhà, tường, trần hoặc sàn nhà, dây cáp điện phải được đi trong ống. Khi đặt cáp đi nổi trong nhà phải bóc bỏ lớp vỏ gai tâm nhưa.

+ Khi đặt ống ở những nơi ẩm ướt cần bảo đảm độ dốc để nước có thể thoát ra ngoài. Không cho phép nước thấm vào và đọng lại trong ống.

+ Không nên đặt đường ống luồn dây điện song song với đường ống nước, vì  hơi nước có thể tích tụ trong ống luồn dây điện.

sơ đồ đi dây điện trong nhà cấp 4
Sơ đồ đi dây điện trong nhà.

+ Không được phép nối dài dây dẫn hoặc nối rẻ nhánh trong ống luôn dây.

+ Trong các môi trường có nhiều bụi bặm, dây dẫn phải được lắp trên trên sứ cách điện hoặc puli loại lớn. Khoảng cách giữa hai dây dẫn chạy song song với nhau ít nhất là từ 5 đến 10 cm.

+ Khi đường dây đặt ngấm vắt ngang dường ống nước, khoảng cách giữa chúng không được nhỏ hơn 0,5 mét.

+ Khi dùng dây thép để treo cáp, chỉ cho phép dây thép mang tải bằng 1/4 ứng lực làm đứt dây thép đó.

Luy khi di day o cam cong tac trong nha tre em

Khoảng cách giữa các vật đỡ dây dẫn, cáp, và ống kim loại mềm phải ở trong khoảng 0,5-0,7 mét.

Khoảng cách giữa các điểm cố định dây cáp là 1 mét đối với cáp đặt ngang, và 2 mét đối với cáp đặt đứng. Khi lắp trên giá đỡ cáp, khoảng cách giữa các điểm cố định cáp bằng kẹp phải từ 0,7 đến 1 mét.

Trong nhà trẻ hoặc phòng có trẻ con sinh hoạt, khoảng cách các ổ cắm và nền nhà phải cao từ 1m8.

Cách đi đường dây điện trong ống luồn

Quy định số lượng dây dẫn có bọc cách điện được phép đặt trong ống luồn dây dẫn

Một yếu tố luôn cần chú ý trong cách đi đường dây điện trong nhà đó là cách đi trong ống luồn. Vì phải biết là khi bạn quyết định chọn cách đi đường dây điện trong nhà ngầm hóa thì phải đảm bảo được việc thi công đảm bảo an toàn, dự đoán được nhu cầu tương lai nhằm tránh tình trạng phải thay thế hay sửa chữa đường điện ngầm vì việc này rất phiền toái và tốn kém.

Do đó khi đã quyết định cách đi đường dây điện trong nhà thì phải tính toán kỹ như tiết diện dây dẫn, chất lượng dây theo công suất yêu cầu và tuân thủ các quy định về đi đường dây điện trong ống luồn.

Bảng dưới là quy định được trích trong tài liệu “Technologie d’électricité” của tác giả R. Merlet, không chênh lệch nhiều so với tiêu chuẩn điện QPXD 27-66.

Đối với đi dây điện nổi

Tiết diệnSố sợiỐng nhựaỐng kẽmỐng thép
1.5 mm² (14/10)2999
1.5 mm² (14/10)3999
1.5 mm² (14/10)4999
1.5 mm² (14/10)59119
2.5 mm² (18/10)2999
2.5 mm² (18/10)39119
2.5 mm² (18/10)49119
2.5 mm² (18/10)59139
4 mm² (22/10)29119
4 mm² (22/10)39139
4 mm² (22/10)4111311
4 mm² (22/10)5111611
6 mm² (28/10)2111311
6 mm² (28/10)3111311

Đối với đi dây điện ngầm

Tiết diệnSố sợiỐng nhựaỐng kẽmỐng thép
1.5 mm² (14/10)211139
1.5 mm² (14/10)311139
1.5 mm² (14/10)411139
1.5 mm² (14/10)511139
2.5 mm² (18/10)211139
2.5 mm² (18/10)311139
2.5 mm² (18/10)411139
2.5 mm² (18/10)511139
4 mm² (22/10)211139
4 mm² (22/10)311139
4 mm² (22/10)4111611
4 mm² (22/10)5111611
6 mm² (28/10)2111311
6 mm² (28/10)3111611

Các biện pháp bảo vệ an toàn điện cần trong cách đi đường dây điện trong nhà

Thông thường, các biện pháp sau đây được khuyến cáo áp dụng để bảo vệ an toàn khi làm việc, sử dụng, và sửa chữa các thiết bị và đường dây điện. Tất nhiên là áp dụng cho cách đi đường dây điện trong nhà, cách đi đường điện âm tường, đi điện nổi đều phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn này.

+ Tôn trọng và bảo quản tốt các thiết bị bảo vệ

+ Khi sửa chữa điện cần phải cắt điện, treo bảng thông báo cấm đóng điện.

+ Trong trường hợp không được phép cắt điện, cần phải thận trọng: sử dụng tấm cách điện ở chân, mang găng và ủng cách điện.

+ Treo bảng chú ý với các vị trí nguy hiểm,

+ Khi làm việc với điện cao áp, phải tuân thủ các quy định ghi trong phiếu thao tác.

Bài viết trích dẫn và tham khảo từ sách “Hướng dẫn thực hành Thiết kế lắp đặt điện nhà” của tác giả Trần Duy Phụng.

Bảng giá sửa chữa và lắp đặt điện tham khảo

DỊCH VỤ ĐƠN GIÁGHI CHÚ
Lắp mới 1 bộ bóng đèn Huỳnh Quang, đèn compactTừ 150.000đLắp bộ bóng đèn + công tắc, giá tùy thuộc vào việc đi dây nguồn. Giảm giá theo số lượng.
Lắp mới đèn lon40.000đ – 150.000đLắp dưới 3 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng.
Lắp mới 1 ổ cắm điện nổi100.000đ – 200.000đLắp dưới 3 bộ giá 200.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng.
Lắp mới 1 ổ cắm điện âmBáo giá sau khi khảo sátTùy theo phương án đục tường, đi dây nguồn.
Sửa chập điện âm tườngBáo giá sau khi kiểm traTùy thuộc vào độ khó trong khắc phục và diện tích mất điện.
Sửa chập điện nổiBáo giá sau khi kiểm traTùy thuộc vào độ khó trong khắc phục và diện tích mất điện.
Thay 1 bộ bóng đèn70.000đ – 150.000đThay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng.
Thay bóng đèn (Huỳnh quang, compact)40.000đ – 150.000đThay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng.
Sửa bóng đèn (thay tăng phô, chuột)80.000đ  –  150.000đThay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng.
Thay CB phụ80.000đ  –  150.000đThay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng.
Thay công tắc80.000đ  –  150.000đThay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng.
Thay ổ cắm nổi50.000đ  –  150.000đThay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng.
Lắp máy nước nóng200.000đ – 500.000đTùy thuộc vào việc đi dây nguồn, trang bị CB.
Lắp mới bộ báo cháy180.000đ – 350.000đGiá tùy thuộc vào thiết bị, việc đi dây nguồn.
Đi dây điện nguồnBáo giá sau khi khảo sát
Lắp đặt điện nổiBáo giá sau khi khảo sát
Lắp đặt điện âmBáo giá sau khi khảo sát
Lắp đặt điện 3 phaBáo giá sau khi khảo sát
Cân pha điện 3 phaBáo giá sau khi khảo sát
Thi công hệ điệnBáo giá sau khi khảo sátThiết kế thi công hệ điện cho văn phòng, Shop, cafe… Có xuất hóa đơn VAT & HĐ đầy đủ.
Lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn bảng hiệuBáo giá sau khi khảo sátLắp hệ thống đèn chiếu sáng, trang trí cho Shop, quán Cafe, nhà hàng, văn phòng… Có xuất hóa đơn VAT & HĐ đầy đủ.
Bảng giá mang tính tham khảo, các công việc đều cần báo giá lại dựa trên thực tế thi công. (GIÁ TRÊN CHỈ LÀ PHÍ NHÂN CÔNG CHƯA BAO GỒM VẬT TƯ)

Photo of author

Hồ Như Vũ

Chào mọi người, tôi là Hồ Như Vũ, đã tốt nghiệp cao đẳng ngành điện công nghiệp và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thi công, sửa chữa điện. Đặc biệt, tôi đã dành nhiều thời gian làm việc trong việc khắc phục sự cố điện và thi công điện công nghiệp cho khách hàng của công ty One Fix. Ngoài giờ làm việc, tôi rất đam mê viết để tổng kết kiến thức và chia sẻ với mọi người. Do không có nhiều thời gian, tôi cố gắng viết những bài viết thân thiện, dễ hiểu và đầy đủ thông tin, với những ngôn ngữ bình dân về lĩnh vực điện. Từ đó, bạn có thể tự tin hơn trong việc sửa chữa, bảo dưỡng và thi công điện an toàn cho ngôi nhà và công trình của mình.