Hệ thống điều hòa không khí hoạt động có trách nhiệm bơm không khí sạch, tuần hoàn không khí trong nhà và văn phòng của bạn. Máy lạnh được trang bị tính năng lọc không khí vì vậy máy lạnh không chỉ mang lại không khí mát mẻ và còn mang lại không khí trong lành, sạch khuẩn, đóng vai trò như một “lá phổi nhân tạo”. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn để máy lạnh dơ chính là lá phổi bị nhiễm bẩn, khả năng thanh lọc không khí suy yếu, mầm bệnh tích tụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe hô hấp, đặc biệt là với trẻ nhỏ có hệ hô hấp chưa phát triển. Trong bài viết này 1Fix sẽ giải thích rõ hơn về một số tác hại của việc không vệ sinh máy lạnh định kỳ đến người dùng.
1. Giảm chất lượng không khí, hệ thống hô hấp dễ bị tổn thương
Bộ lọc không khí bị tắc là một vấn đề quen thuộc với các hệ thống điều hòa, bụi bẩn lơ lửng ngoài không khí và tích tụ tại dàn lạnh do gặp hơi nước và màng lọc bụi tại dàn lạnh. Lâu ngày, không khí lưu thông trong không gian sống của bạn sẽ không còn trong lành, nó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp như ho khi ngủ hoặc phát triển chất nhầy.Việc chúng ta sử dụng máy lạnh là để lọc bớt bụi mịn trong không khí, bụi từ các thiết bị điện khác, lông vật nuôi, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) nhưng nếu chúng ta không vệ sinh máy lạnh định kỳ thì đó lại trở thành con dao 2 lưỡi. Các chất gây dị ứng tích tụ, lưu thông trong nhà và nếu bạn không vệ sinh bảo trì máy lạnh, chúng sẽ mãi mắc kẹt trong không gian đó, làm nặng thêm các tình trạng như dị ứng, hen suyễn và bệnh phổi mạn tính, và gây ra các bệnh như cúm, mệt mỏi, ho và đau họng, nghẹt mũi và thở khò khè.Một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn chặn điều này là thường xuyên vệ sinh bộ lọc không khí trong máy điều hòa, đảm bảo rằng chúng luôn sạch sẽ và không bị tắc nghẽn. Tùy thuộc mục đích sử dụng và công năng vận hành của máy mà bạn nên vệ sinh định kỳ sau một đến ba tháng sử dụng.
2. Nuôi dưỡng nấm mốc, mầm bệnh phát tán trong không khí
Trong quá trình hoạt động, điều hòa không chỉ làm mát ngôi nhà mà còn thanh lọc bầu không khí, loại bỏ vi khuẩn siêu nhỏ, nấm mốc… Theo thời gian, các hạt bụi bẩn, vi khuẩn này sẽ tích tụ trong một số bộ phận của máy. Với một số dòng máy cũ, lớp kim loại bề mặt có thể bị ăn mòn do hơi ẩm và tác nhân từ bên ngoài.Nếu không được vệ sinh, kiểm tra thường xuyên, các mảng bám này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt giữa dàn nóng và dàn lạnh, giảm khả năng diệt khuẩn của điều hòa. Thậm chí, ở những dòng máy cũ, không có chức năng thanh lọc không khí và diệt khuẩn riêng biệt còn có nguy cơ xuất hiện nấm mốc. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh đường hô hấp hay dị ứng.Các bào tử nấm mốc không thể nhìn thấy bằng mắt thường và chúng tồn tại trong không khí, có thể tích tụ trên bề mặt cơ thể đang bị tổn thương, có thể gây kích ứng nghiêm trọng và cả các vấn đề về hô hấp.3. Khả năng làm lạnh bị suy yếu, hao phí điện năng, giảm tuổi thọ máy
Trong thời gian dài không được vệ sinh, bảo dưỡng, bụi bẩn sẽ bám trên cả dàn lạnh và dàn nóng, làm chậm quá trình tản nhiệt, dẫn đến hao tốn điện năng, tình trạng này kéo dài thậm chí có thể gây quá tải, hỏng máy.Bụi bẩn nhiều khiến máy phải hoạt động hết công suất để làm lạnh. Nếu phải liên tục làm việc hết công suất như vậy trong một thời gian dài, không chỉ điều hòa mà bất kỳ thiết bị nào dù đắt tiền hay tốt đến mấy cũng nhanh chóng bị giảm tuổi thọ và hư hỏng. Đặc biệt đối với dàn nóng là bộ phận tản nhiệt cho điều hòa dân dụng hay điều hòa thương mại, nếu bị nhiều bụi bám vào, dàn nóng không thể tản nhiệt tốt và bị quá tải, khiến cho điều hòa tự động bị ngắt điện.Nếu tình trạng này kéo dài cũng sẽ dẫn đến sự hỏng hóc của điều hòa, buộc bạn phải tốn rất nhiều chi phí để sửa chữa. Điều hòa cần được vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo độ bền.Khi máy lạnh bị dơ khả năng làm lạnh sẽ bị suy giảm, máy lạnh phải chạy với công suất cao hơn, thời gian làm lạnh lâu hơn để đạt được độ lạnh như mong muốn đồng nghĩa là phải tốn điện năng hơn. Máy lạnh càng bám bụi bẩn thì càng làm máy chạy nặng nề và tốn điện năng hơn. Nếu máy quá nhiều bụi bẩn bám có thể không thể đáp ứng được nhu cầu làm lạnh kể cả khi tiêu tốn nhiều điện năng để làm lạnh hết công suất.