Thi công trần thạch cao là dịch vụ được sử dụng khá nhiều trong việc hoàn thiện nội thất cho các công trình xây dựng dân dụng, từ nhà ở, quán cafe, karaoke cho đến các hội trường lớn… Với đặc tính dễ thi công và lắp đặt. Nhưng vẫn đòi hỏi có đội ngũ thi công chuyên nghiệp. Cùng 1FIX tìm hiểu về đơn vị thi công uy tín cùng bảng giá làm trần thạch cao trọn gói từ công ty chúng tôi nhé, đừng bỏ lỡ.
Báo giá thi công trần thạch cao trọn gói tại 1FIX
Loại Trần | Vật Liệu | Đơn giá (từ 30-50m2) | Đơn giá (từ 50m2 trở lên) |
Trần thạch cao phẳng | Khung Xương Thường, tấm thạch cao 9mm. | 150.000đ/m2 | 145.000đ/m2 |
Khung Xương Vĩnh Tường, tấm thạch cao 9mm. | 160.000đ/m2 | 155.000đ/m2 | |
Trần thạch cao giật cấp từ 2-3 cấp | Khung Xương Thường, tấm thạch cao 9mm. | 160.000đ/m2 | 155.000đ/m2 |
Khung Xương Vĩnh Tường, tấm thạch cao 9mm. | 170.000đ/m2 | 165.000đ/m2 | |
Trần thạch cao tấm thả | Khung Xương Thường, Tấm thả phủ nhựa màu trắng 600×600 | 150.000đ/m2 | 140.000đ/m2 |
Khung Xương Vĩnh Tường, Tấm thả phủ nhựa màu trắng 600×600 | 160.000đ/m2 | 150.000đ/m2 |
Lưu ý:
- Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy theo diện tích thi công, điều kiện công trình và yêu cầu cụ thể của khách hàng.
- Giá chưa bao gồm sơn bả hoàn thiện.
- Để nhận báo giá chính xác và chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với 1FIX™ để được tư vấn và khảo sát miễn phí.
Thợ có mặt trong 30 phút
Hơn 65 thợ sẵn sàng phục vụ
Báo giá minh bạch & trọn gói
Hóa đơn VAT điện tử
Đơn vị thi công trần thạch cao uy tín, chất lượng
Việc lựa chọn một đơn vị thi công uy tín đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ cho công trình. 1FIX tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ thi công trần thạch cao, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về kỹ thuật, giá cả và dịch vụ hậu mãi.
- Đội ngũ thợ lành nghề và dày dặn kinh nghiệm: 1FIX sở hữu đội ngũ thợ thi công tay nghề cao, được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật lắp đặt trần thạch cao. Ngoài ra, thợ chúng tôi còn cam kết thi công đúng tiến độ, xử lý nhanh chóng các tình huống phát sinh trong quá trình làm việc.
- Dịch vụ trọn gói: Khảo sát tận nơi và tư vấn miễn phí khi bạn quyết định thi công, hỗ trợ toàn diện từ khâu thiết kế, thi công đến vệ sinh công trình sau hoàn thiện. Bạn không cần chuẩn bị bất kỳ vật liệu nao – 1FIX lo tất cả.
- Sử dụng vật liệu cao cấp – Bền đẹp theo thời gian.
- Chi phí minh bạch, không phát sinh bất ngờ.
- Thi công siêu tốc – Không bị chậm tiến độ.
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá thi công trần thạch cao
Giá thi công trần thạch cao không chỉ đơn thuần là còn số mà còn phản ảnh chất lượng, thẩm mỹ và độ bền của công trình. Dưới đây là các yếu tố chính ảnh hưởng nhiều đến chi phí:
Loại trần và kiểu dáng thiết kế: Điển hình như trần phẳng sẽ thực hiện đơn giản hơn. Còn các loại trần như trần giật cấp, trang trí hay 3D sẽ đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, đi kèm là chi phí sẽ cao hơn trần phẳng.
Vật liệu thi công: Nếu lựa chọn các loại thạch cao chống ẩm, chống cháy hay khung xương kim loại sẽ thường có giá thành cao hơn, nhưng vẫn đảm bảo độ bền và an toàn.
Diện tích thi công: Nếu diện tích lớn sẽ giúp giảm chi phí trên mỗi mét vuông, nhưng công trình cải tạo hoặc tháo dỡ sẽ phát sinh thêm chi phí xử lý.
Trần thạch cao là gì? Vì sao nên thi công trần thạch cao?
Ngày nay, khi nhắc đến giải pháp thi công trần nhà hiện đại và hiệu quả, thi công trần thạch cao luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu. Đây là loại trần đượ cấu tạo từ các tấm thạch cao gắn kết chặt chẽ với khung xương kim loại. Không chỉ mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ vượt trội, trần thạch cao còn sở hữu rất nhiều ưu điểm như cách âm, cách nhiệt và có độ bền cao.
Cấu tạo của trần thạch cao
Để hiểu rõ hơn về trần thạch cao, điều mà ai cũng quan tâm nhiều nhất đó chính là cầu tạo. Trần thạch cao bao gồm 3 phần chính:
- Khung xương thạch cao: Đây là phần chính, chịu lực quan trọng nhất, giúp cố định và nâng đỡ toàn bộ tấm thạch cao. Khung xương được làm từ hợp kim nhẹ, chống ăn mòn và có tuổi thọ cao. Được thiết kế theo cấu trúc chắc chắn, khung xương đảm bảo trần nhà không bị nứt hoặc võng trong suốt quá trình sử dụng.
- Tấm thạch cao: Đây là thành phần tạo nên bề mặt mịn màng và nhẵn bóng cho trần nhà. Đồng thời, tấm thạch cao sẽ liên kết trực tiếp với hệ khung xương thông qua các ốc vít chuyên dụng.
- Lớp sơn và bả: Đây là lớp sơn hoàn thiện giúp tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ tấm thạch cao khỏi bụi bẩn, độ ẩm từ môi trường. Lớp sơn bả được thi công cẩn thận để che kín các mối nối giữa các tấm thạch cao, tạo nên bề mặt liền mạch, đồng đều.
- Các vật tư liên quan khác.
Phân loại trần thạch cao
Hiện nay, có hai loại trần thạch vao được dùng nhiều nhất là trần nổi và trần chìm.
Trần nổi được thi công bằng cách thả từng tấm thạch cao có kích thước phù hợp từ trên xuống. Ngược lại, trần chìm được thi công bằng cách bắn từng chiếc vít vào, cố định lại bằng nhôm, sau đó ghép các tấm thạch cao lại với nhau.
Trần thạch cao không chỉ đa dạng về kiểu dáng mà còn được phân loại theo chức năng và thiết kế. Điều này giúp người dùng dễ dàng lựa chọn loại trần phù hợp với nhu cầu và không gian sống.
Phân loại trần thạch cao theo chức năng
- Trần thạch cao chống ẩm: Loại trần này được phủ một lớp sơn chống ẩm và hai lớp vải thủy tinh ở mặt trước và mặt sau tấm trần. Vì khả năng chống ẩm tốt nên được dùng nhiều ở các vực nhà bếp, nhà vệ sinh..
- Trần thạch cao chịu nước: Có thể nói, loại trần này không phải là thạch cao mà chỉ là những tấm trần xi măng trộn với sợi Cellulose hay sợi gỗ. Có khả năng chịu nước và chống thấm hút rất tốt.
- Trần thạch cao chống nóng: Khả năng chống nóng tốt, giúp cho không gian sống của gia đình luôn được thông thoáng.
- Trần thạch cao chống cháy: Tấm thạch cao chống cháy được sản xuất từ lõi thạch cao gia cường sợi thủy tinh và các chất chịu nhiệt khác. Có thể chịu được nhiệt độ cao từ 30-120 phút, giúp tăng khả năng cháy nổ cho công trình.
Phân loại trần thạch cao theo kiểu dáng
- Trần thạch cao hiện đại
- Trần thạch cao tân cổ điển
- Trần thạch cao cổ điện
Phân loại theo cấu tạo
- Trần thạch cao chìm
- Trần thạch cao thả
Các loại trần thạch cao phổ biến trên thị trường
Trần chìm
Mẫu trần chìm được cấu tạo từ tấm thạch cao và khung xương. Hệ thống khung xương của trần thạch cao chìm được che kín hoàn toàn sau khi thi công hoàn thiện. Trần chìm thạch cao còn được chia thành hai loại:
- Trần phẳng: Được thiết kế với bề mặt phẳng mịn giống như trần bê tông, không có nhiều chi tiết trang trí cầu kỳ, mang lại vẻ tối giản nhưng tinh tế.
- Trần giật cấp: Có cấu tạo giật xuống từng bậc, tạo hiệu ứng chiều sâu và được trang trí với nhiều loại đèn, mang lại cảm giác sinh động hơn.
- Trần trang trí: Bề mặt trần được trang trí bằng hoa văn, phù điêu… Được đắp nổi trực tiếp lên tấm thạch cao.
- Trần 3D: Sử dụng các tấm thạch cao để tạo hình khối 3D, mang lại hiệu ứng thị giác đa chiều.
- Trần xuyên sáng: Loại trần này sử dụng màng xuyên sáng kết hợp với hệ thống đèn LED phía sau
- Trần uốn cong: Trần được uốn cong theo các đường cong mềm mại, tạo sự uyển chuyển và phá cách trong thiết kế.
Trần thạch cao thả (Trần nổi)
Trần thạch cao thả còn được gọi là trần la phông hoặc trần nổi, cấu tạo gồm các tấm trang trí trên nền thạch cao và hệ thống khung xương nổi. Ưu điểm là loại trần này rất dễ thi công, có nhiều mẫu mã hoa văn đẹp, giá thành thì hợp lý hơn so với trần chìm. Là lựa chọn hàng đầu cho mọi gia đình hiện nay.
Trần tính năng
Là loại trần mang một hoặc nhiều chức năng nhất định, điển hình như: chống ẩm, chống nóng, chống cháy và chống ồn… Vẫn còn tùy thuộc vào mục đích của công trình và sở thích của gia chủ mà có thể chọn loại trần tính năng để mang lại không gian và chất lượng hoàn mỹ nhất.
Lưu ý khi thi công trần thạch cao
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi làm trần thạch cao để có môt hệ trần nhà bền và đẹp nhất:
- Chỉ được phép thi công trần thạch cao khi công trình đã hoàn thiện phần cửa chính, cửa sổ, tuyệt đối không để trần thạch cao chịu tác động trực tiếp của thời tiết trong quá trình thi công.
- Tìm hiểu thật kỹ về bản vẽ thiết kế cho công trình, sau đó tiến hành khảo sát hiện trường thi công. Bạn cần tính toán khả năng chịu lực của trần nếu thi công cải tạo.
- Hệ khung xương, tấm thạch cao cùng các phụ kiện khác phải được bảo quản và che phủ cẩn thận, tránh để lên trên mặt đất hay chịu nắng mưa bên ngoài.
Tổng hợp các mẫu trần thạch cao được yêu thích nhất hiện nay
Trần thạch cao phòng ngủ
Trần thạch cao phòng khách
Trần thạch cao cho phòng thờ
Làm trần thạch cao cho phòng ăn – phòng bếp
Câu hỏi của khách hàng về dịch vụ thi công trần thạch cao
Giá thi công trần thạch cao là bao nhiêu?
Giá cả còn phụ thuộc vào loại trần, vật liệu sử dụng.. Nhưng về cơ bản sẽ là:
- Trần phẳng: 135.000–150.000 VNĐ/m².
- Trần giật cấp: 160.000–200.000 VNĐ/m².
- Trần chống ẩm/chống cháy: Tăng thêm khoảng 15–20% so với tấm thạch cao thông thường. Bạn có thể yêu cầu báo giá chi tiết từ 1FIX™ để đảm bảo sự minh bạch và tối ưu ngân sách.
Nên chọn trần chìm hay trần nổi?
Trần chìm: Thích hợp cho không gian đòi hỏi tính thẩm mỹ cao, như phòng khách, biệt thự, hoặc khách sạn. Loại này giúp che giấu hoàn toàn hệ khung, tạo cảm giác liền mạch, sang trọng.
Trần nổi (thả): Phù hợp với không gian thương mại hoặc văn phòng, nơi cần dễ dàng sửa chữa và tiếp cận các hệ thống điện, nước bên trên.