Cách đấu đồng hồ điện 1 pha, 3 pha AN TOÀN, đúng kỹ thuật

Cách đấu đồng hồ điện 1 pha hay 3 pha sao cho chính xác và an toàn là thắc mắc của rất nhiều người. Hiện nay, mạng điện sinh hoạt là thước đo chính xác cho điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện như tivi, điều hòa, máy giặt, máy nước nóng… Hãy cùng 1FIX tìm hiểu cách đấu công tơ điện 1 pha 2 dây an toàn, đúng kỹ thuật ngay tại nhà thông qua bài viết sau đây nhé.

1. Tìm hiểu về đồng hồ điện 1 pha

1.1. Đồng hồ điện 1 pha 2 dây là gì?

Đồng hồ điện 1 pha 2 dây (công tơ điện) là thiết bị dùng để thống kê và đo lường điện năng tiêu thụ của mỗi hộ gia đình, doanh nghiệp, khu công nghiệp, nhà trọ…

Đồng hồ điện 1 pha 2 dây hoạt động bằng cách đo lường lưu lượng điện chảy qua mạng lưới, đồng thời thống kê lại số lượng điện tiêu thụ dưới dạng các đơn vị đo như kWh (kilowatt-giờ). Điều này, giúp người dùng và nhà cung cấp điện biết được mức tiêu thụ điện hàng tháng chính xác để không bị thất thoát chi phí điện.

Cach dau dong ho dien tu
Công tơ điện 1 pha 2 dây

Hiện nay, đồng hồ điện 1 pha được chia làm 2 loại, bao gồm:

  • Đồng hồ điện 1 pha cơ: Đây là thiết bị được sử dụng rất phổ biến, có cấu tạo đơn giản và dễ lắp đồng hồ điện. Có độ bền cao cũng như giá thành hợp lý.
  • Đồng hồ điện 1 pha điện tử: Đây là loại công tơ điện tử 1 pha có thể đo được nhiều thông số liên quan, độ chính xác cao và có khả năng cảnh báo rò rỉ điện.

Xem thêm: Cách đọc đồng hồ điện, công tơ điện 1 pha, 3 pha – 2024

1.2. Đặc điểm cấu tạo

Về cơ bản, cấu tạo của đồng hồ điện 1 pha 2 dây bao gồm các bộ phận chính sau:

  • Cuộn dây điện áp: Được lắp đặt ở vị trí song song với phần phụ tải và có số lượng vòng dây nhiều, đồng thời phần tiết diện dây sẽ nhỏ hơn so với các cuộn dây khác. 
  • Cuộn dây dòng điện: Phần này thì sẽ có số vòng dây ít hơn cuộn dây điện áp, nhưng mức tiết diện dây sẽ lớn hơn.
  • Nam châm vĩnh cửu: Đây là bộ phận có tác dụng tạo ra momen khi đai nhôm quay từ trong trường riêng của nó.
  • Đĩa nhôm: Phần này được lắp đặt trên trục và tì vào trụ để quay tự do giữa hai phần cuộn dây dòng điện và cuộn dây điện áp.
  • Hộp số cơ khí: Đây chính là phần sẽ hiển thị về số vòng quay của đĩa nhôm khi được gắn với trục của đĩa nhôm.
cách đấu đồng hồ điện 1 pha 2 dây

2. Nguyên lý hoạt động của đồng hồ điện 1 pha

2.1. Nguyên tắc cảm ứng điện từ

Đồng hồ điện 1 pha sử dụng nguyên tắc cảm ứng điện từ Faraday. Theo đó, khi dây dẫn động điện (dây xoắn) bị tác động bởi dòng điện đi qua nó, sẽ tạo nên một trường từ quanh dây.

Dòng điện này sẽ tạo nên một momen xoắn ngay trên dây. Hiện tượng này được gọi là cảm ứng điện từ và là cơ sở cho quá trình hoạt động của cách đấu công tơ điện 1 pha.

2.2. Cấu trúc thiết bị

Đồng hồ điện 1 pha thường được đi kèm với một bộ lưỡi cắt xoắn được gắn vào bộ cảm ứng điện từ. Bộ cảm ứng điện từ bao gồm một lõi từ và một bộ cản quay (displacer). Lõi từ được làm từ chất liệu dẫn điện, bao quan nó sẽ có lưỡi cắt xoắn.

Xem thêm: Cách kiểm tra đồng hồ điện chạy đúng hay sai – 2024

cách đấu đồng hồ điện 3 pha

2.3. Dòng điện chảy qua – Xoắn từ

Khi mạng lưới dòng điện chảy qua dây dẫn động điện (dây xoắn) và tạo ra từ trường xung quanh dây. Dưới sự tác động của 2 luồng từ thông trên cuộn dây điện áp sẽ tạo ra momen, khi đó, đĩa nhôm được quay trong nam châm vĩnh cửu sẽ tạo ra 1 luồng momen cản, làm cân bằng vòng quay.

Ở phần trục rơ le có gắn bánh răng liên kết với dãy số hiển thị trên bề mặt đồng hồ điện. Khi đĩa nhôm quay, các bánh răng này sẽ quay theo và sẽ nhảy số điện, qua đó có thể ghi lại lượng điện năng tiêu thụ một cách chính xác.

2.4. Ghi số liệu

Cứ mỗi lần đĩa nhôm và các bánh răng quay một vòng, đồng hồ điện sẽ ghi lại một đơn vị tiêu thụ điện, thường là kWh (kilowatt – giờ). Số liệu này để biết cách tính tiền điện theo công tơ.

Dịch vụ sửa chữa của One Fix tự hào phục vụ hơn 100.000 khách hàng suốt nhiều năm qua, chúng tôi luôn tự tin sẽ làm hài lòng quý khách với chất lượng dịch vụ đảm bảo với mức giá hợp lý nhất thị trường.

Thợ có mặt trong 30 phút

Hơn 65 thợ sẵn sàng phục vụ

Báo giá minh bạch & trọn gói

Hóa đơn VAT điện tử

3. Cách đấu đồng hồ điện 1 pha đúng kỹ thuật

Lưu ý: Cách đấu đồng hồ điện 1 pha là một trong những kỹ thuật khó về điện, nếu bạn không đủ kiến thức và chuyên môn, hãy nhờ đến sự hỗ trợ của các kỹ thuật điện chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn nhé.

3.1. Sơ đồ đấu đồng hồ điện 1 pha

  • Dây 1: Ký hiệu dây pha nóng đi vào
  • Dây 2: Ký hiệu dây pha nóng đi ra
  • Dây 3: Ký hiệu dây trung hòa đi vào
  • Dây 4: Ký hiệu dây trung hòa đi ra

Lưu ý: Dây số 3 và số 4 cần được nối chung với nhau. Bạn cần dùng bút thử điện để kiểm tra, nếu dây làm bút thử điện hiện màu đỏ thì chính là dây pha nóng.

cách đọc đồng hồ điện

3.2. Hướng dẫn cách đấu công tơ điện 1 pha chi tiết

Bước 1: Chuẩn bị công tơ điện

  • Kìm điện
  • Băng keo điện
  • Bút thử điện
  • Cáp điện phù hợp

Chuẩn bị công tơ điện 1 pha cần phải phù hợp với cấu trúc của hệ thống điện và tiêu chuẩn kỹ thuật. Xác định được vị trí lắp đặt, nơi dòng điện cần được đo lường. Đảm bảo vị trí này khô ráo và có nhiệt độ thích hợp.

sơ đồ đấu đồng hồ điện 1 pha

Bước 2: Nối dây điện

Ngắt nguồn điện: Trước khi tiến hành đấu dây, bạn cần ngắt nguồn điện tại cầu dao hoặc aptomat tổng để đảm bảo an toàn.

Xác định các đầu dây: Trên hệ thống điện 1 pha, bạn có hai dây chính:

  • Dây pha (L): Dây có dòng điện chạy qua.
  • Dây trung tính (N): Dây không có dòng điện.

Kết nối dây nguồn: Đấu dây pha và trung tính từ nguồn điện vào đồng hồ điện:

  • Dây pha (L) nối vào cọc L1 của đồng hồ.
  • Dây trung tính (N) nối vào cọc N1 của đồng hồ.

Bước 3: Nối dây đồng hồ điện đến Aptomat

  • Nối dây pha: Sau khi dây pha từ nguồn điện đã được nối vào cọc L1, đấu tiếp dây pha từ cọc L2 của đồng hồ đến đầu vào của aptomat.
  • Nối dây trung tính: Tương tự, nối dây trung tính từ cọc N2 của đồng hồ đến tải hoặc thiết bị tiêu thụ điện qua aptomat.

Bước 4: Kiểm tra và cấp điện cho thiết bị

  • Dùng đồng hồ đo điện để kiểm tra lại các mối nối đã đúng và không có hiện tượng rò rỉ điện
  • Cấp điện cho công tơ điện và Aptomat
  • Quan sát hoạt động của công tơ điện, nếu đồng hồ chạy và không có hiện tượng bất thường, quá trình đấu nối đã thành công.
cách đấu đồng hồ điện nhà trọ

Lưu ý quan trọng: Bạn cần ngắt hết nguồn điện khi thực hiện thao tác đấu dây và sử dụng dụng cụ bảo hộ phù hợp để đảm bảo an toàn. Trong trường hợp bạn không chắc chắn về cách đấu dây đúng kỹ thuật, hãy liên hệ ngay với thợ điện 1FIX TPHCM có chuyên môn để được hỗ trợ nhé.

4. Cách đấu đồng hồ điện 3 pha

Đồng hồ điện 3 pha có 2 cách đấu là trực tiếp và gián tiếp. Hãy cùng tìm hiểu cách thực hiện ngay sau đây nhé.

Lưu ý: Đây là những kỹ thuật khó về điện, nếu bạn không đủ kiến thức và chuyên môn, hãy nhờ đến sự hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật điện  chuyên nghiệp tại 1FIX để đảm bảo an toàn nhé.

4.1. Cách đấu đồng hồ điện 3 pha trực tiếp

Đối với cách đấu trực tiếp này, bạn cần lưu ý phân biệt rõ ràng các đầu nối. Tránh nhầm lẫn gây nguy hiểm cho bản thân cũng như các thiết bị điện trong gia đình.

Bước 1: Tiến hành ngắt hết các nguồn điện, cầu dao, aptomat trong nhà

cách đấu đồng hồ điện không quay

Bước 2: Trỏ gọt dây cáp 3 pha (tránh làm rách lớp bảo vệ dây bên trong, vì sẽ làm điện bị hở gây nguy hiểm). Sử dụng kìm kẹp để giữ chặt đầu dây tránh gây lỏng lẻo. Sau đó, bạn siết chặt tiếp xúc đầu dây cáp với đồng hồ điện.

Bước 3: Tiến hành mở nắp đồng hồ điện và nối các đầu dây theo sơ đồ đấu công tơ điện 3 pha sau:

  • Nhóm A: 1 là vào 2 là ra
  • Nhóm B: 3 là vào và 4 là ra
  • Nhóm C: 5 là vào 6 là ra 
  • Nhóm D: 7 là vào 8 là ra (Lưu ý: nhóm D chính là dây trung tính)
đấu công tơ điện 3 pha

4.2. Cách đấu đồng hồ điện 3 pha gián tiếp

Đấu đồng hồ điện 3 pha gián tiếp thường sẽ phức tạp hơn với 11 đầu dây, được chia thành 4 nhóm tín hiệu:

  • Nhóm pha A: Bao gồm tín hiệu điện áp pha A (đầu số 2) và tín hiệu dòng pha A (đầu số 1 và đầu số 3)
  • Nhóm pha B: bao gồm tín hiệu điện áp pha B (đầu số 5) và tín hiệu dòng pha A (đầu số 4 và đầu số 6)
  • Nhóm pha C: bao gồm tín hiệu điện áp pha C (đầu số 8) và tín hiệu dòng pha A (đầu số 7 và đầu số 9)
  • Nhóm Trung tính (N): Bao gồm tín hiệu điện áp trung tính (đầu số 10 và đầu số 11 đã được nối với nhau)

Lưu ý quan trọng:

  • Cần nối đúng pha, tín hiệu điện áp của pha nào thì phải nối đúng vào pha đó
  • Tín hiệu nối phải đảm bảo bền vững
  • Ngõ ra thứ cấp đo lường pha A thì phải nối vào tín hiệu dòng pha A, có ký hiệu đầu (K) và cuối (L), không được lẫn lộn với nhau.
  • Khi luồn dây qua lỗ biến, bạn cần đảm bảo luồn đúng chiều K qua L, không được lẫn lộn với nhau.

5. Ý nghĩa của các thông số trên bề mặt đồng hồ điện 1 pha

  • 220V: Đây là điện áp định mức của đồng hồ điện, thể hiện mức điện tối đa mà thiết bị có thể chịu được. Nếu bạn sử dụng điện quá với điện áp định mức, có thể dẫn đến nguy cơ cháy nổ, chập điện, gây nguy hiểm. 
  • 10 (40)A: Là thông số thể hiện dòng điện định mức của đồng hồ điện 10A. Nếu bạn dùng qua mức 40A thì đồng hồ điện không đảm bảo độ chính xác, dễ gây hư hỏng.
  • 450 vòng/kWh: Khi dùng được 1 kWh điện thì đĩa đồng hồ điện quay được 450 vòng.
  • Cấp 2: Đây là cấp độ chính xác của một công tơ và chỉ sai số 2%.
  • 50Hz: Tần số lưới điện là 50Hz.


Photo of author

nga.tuyet

Mình là Nga Tuyết, hiện đang là Content Creator tại 1FIX. Với niềm đam mê viết lách, hy vọng có thể mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về ngành sửa điện lạnh - điện nước!