vệ sinh máy giặt
Các hãng máy giặt luôn khuyến cáo bạn vệ sinh máy giặt thường xuyên, thậm chí có cả chức năng “vệ sinh lồng giặt” trên các nút điều khiển. Nhưng liệu là chừng đó đã đủ bảo vệ gia đình bạn khỏi nấm mốc, vi khuẩn? [gap height=”6px”] [button text=”ĐẶT HẸN VỆ SINH NGAY” color=”white” style=”outline” radius=”99″ link=”https://1fix.vn/dat-lich-sua-chua/”] [/text_box] [/ux_banner] [block id=”2446″] [gap] [featured_box img=”1192″ pos=”left”]HAI PHƯƠNG PHÁP VỆ SINH MÁY GIẶT
Tin vui là bạn hoàn toàn có thể tự vệ sinh máy giặt tại nhà bằng nhiều cách và không tốn kém quá nhiều! (Xem các hướng dẫn chi tiết bên dưới) Tin không vui là bạn vẫn phải thuê thợ vệ sinh để tháo lồng giặt ra vệ sinh kỹ càng mỗi 1 – 2 năm. [/featured_box] [gap] [row] [col span__sm=”12″]THUÊ THỢ VỆ SINH MÁY GIẶT: LÝ DO CẦN THỢ VỆ SINH LỒNG GIẶT?
Với các cặn bẩn bám lồng giặt lâu ngày, các loại dung dịch hay hóa chất sẽ không xử lý được. Lúc này bạn chỉ còn cách tháo rời lồng giặt máy giặt, xịt rửa lồng giặt dưới áp lực nước của máy phun áp lực và dụng cụ tẩy rửa mới đánh bay mọi cặn bẩn, nấm mốc, vi khuẩn lâu ngày bám vào lồng giặt. Tất nhiên việc này không dành cho người không có kiến thức về thiết bị điện và thiếu các dụng cụ chuyên nghiệp. Đó là lúc chủ nhà như bạn nên gọi cho chúng tôi. [/col] [/row]bảng giá vệ sinh máy GIẶT
DỊCH VỤ | ĐVT | ĐƠN GIÁ | GHI CHÚ |
---|---|---|---|
Sửa máy giặt | Cái | N/A | Báo giá sau khi kiểm tra |
Vệ sinh máy giặt không tháo lồng | Cái | 250.000đ | Để nguyên lồng trong máy, dùng máy bơm áp lực để xịt lồng. Vệ sinh bên ngoài, bên trong bằng dụng cụ và nước tẩy rửa nhưng không tháo lồng. |
Vệ sinh và bảo trì máy giặt lồng đứng đến 7kg | Cái | 400.000đ | Tháo rời lồng giặt máy giặt, xịt rửa lồng giặt dưới áp lực nước của máy phun áp lực và dụng cụ tẩy rửa ,đánh bay mọi cặn bẩn, nấm mốc, vi khuẩn lâu ngày bám vào lồng giặt. |
Vệ sinh và bảo trì máy giặt lồng đứng trên 7kg | Cái | 500.000đ | Tháo rời lồng giặt máy giặt, xịt rửa lồng giặt dưới áp lực nước của máy phun áp lực và dụng cụ tẩy rửa ,đánh bay mọi cặn bẩn, nấm mốc, vi khuẩn lâu ngày bám vào lồng giặt. |
Vệ sinh và bảo trì máy giặt lồng đứng trên 10kg | Cái | 650.000đ | Tháo rời lồng giặt máy giặt, xịt rửa lồng giặt dưới áp lực nước của máy phun áp lực và dụng cụ tẩy rửa ,đánh bay mọi cặn bẩn, nấm mốc, vi khuẩn lâu ngày bám vào lồng giặt. |
Vệ sinh và bảo trì máy giặt lồng ngang đến 7kg | Cái | 600.000đ | Tháo rời lồng giặt máy giặt, xịt rửa lồng giặt dưới áp lực nước của máy phun áp lực và dụng cụ tẩy rửa ,đánh bay mọi cặn bẩn, nấm mốc, vi khuẩn lâu ngày bám vào lồng giặt. |
Vệ sinh và bảo trì máy giặt lồng ngang trên 7kg | Cái | 750.000đ | Tháo rời lồng giặt máy giặt, xịt rửa lồng giặt dưới áp lực nước của máy phun áp lực và dụng cụ tẩy rửa ,đánh bay mọi cặn bẩn, nấm mốc, vi khuẩn lâu ngày bám vào lồng giặt. |
Lắp đặt máy giặt | Cái | 150.000đ | Phí chưa bao gồm vật tư, trường hợp không cần đi ống cấp, ống xả. |
Lắp đặt máy giặt | Cái | Từ 350.000đ | Trường hợp phải lắp thêm đường ống nước cấp, nước xả và cấp điện nguồn. |
Vệ sinh máy giặt
Vê sinh máy giặt kỹ theo đúng quy trình là phải tháo lồng giặt ra rửa, vì đây là ổ chứa vi khuẩn với những chất cặn bẩn bám dính lâu ngày. [/ux_image_box] [gap] [block id=”1422″] [gap height=”29px”]HƯỚNG DẪN TỰ VỆ SINH MÁY GIẶT TẠI NHÀ
[featured_box img=”1174″ pos=”center”]VỆ SINH MÁY GIẶT CỬA TRƯỚC/ CỬA NGANG
Theo khuyến cáo của các hãng máy giặt, bạn nên vệ sinh máy một lần sau khoảng 1 đến 2 tháng để giữ cho máy giặt luôn sạch sẽ và không có mùi hôi, loại bỏ được hết cặn bám lại trên lồng giặt và giúp cho việc giặt giũ của bạn sẽ được tốt hơn.
Vệ sinh bên ngoài máy giặt
Đối với bên ngoài máy giặt bạn chỉ cần lấy một miếng giẻ lau sạch tẩm một ít dung dịch tẩy rửa rồi lau nhẹ bên ngoài. Lưu ý không được cọ quá mạnh tránh trầy xước cho máy. Nếu những khe quá nhỏ bạn nên sử dụng chổi nhỏ quét sạch bụi bẩn.
Vệ sinh bên trong lồng máy giặt
Có 3 cách là sử dụng chế độ làm sạch của máy, sử dụng dấm trắng hoặc hỗn hợp baking soda được trộn với nước và dấm ăn
Cách 1: Sử dụng chế độ tự làm sạch của máy
Hầu hết các máy giặt trên thị trường đều có chức năng làm sạch lồng giặt. Bạn chỉ việc cho vào một ít xà phòng giặt và để cho máy làm phần còn lại bằng chương trình định sẵn.
Cách 2: Sử dụng dấm trắng
Bạn đổ trực tiếp dấm vào trong lồng giặt xong đóng cửa và khởi động máy chạy đủ 1 chu kỳ giặt hoàn chỉnh. Việc làm này giúp ngăn ngừa nấm mốc phát triển. Lúc này giấm sẽ khử sạch mùi hôi khó chịu trong lồng giặt.
Cách 3: Hỗn hợp baking soda được trộn với nước và giấm ăn
Tạo hỗn hợp baking soda được trộn với nước và giấm ăn. Đổ hỗn hợp này vào ngăn chứa xà phòng còn giấm thì đổ vào lồng máy giặt. Hoặc bạn đổ tất cả hỗn hợp này vào lồng giặt. Bật chu trình giặt như bình thường. Bột baking soda và giấm ăn hòa tan cặn vôi và nấm mốc một cách tự nhiên, đồng thời chúng còn giúp khử mùi hôi tuyệt đối cho máy giặt.
Lấy một miếng bọt biển sạch để cọ xung quanh miệng máy giặt để loại bỏ cặn bẩn và nấm mốc tích tụ lâu ngày. Lau sạch lại với nước.
Vệ sinh gioăng cao su máy giặt
Đây là phần rất quan trọng trong máy giặt cửa trước, bạn nên vệ sinh thật kỹ phần gioăng cao su xung quanh máy vì ở đây vi khuẩn có mật độ tập trung rất cao.
[/featured_box] [featured_box img=”1175″ pos=”center”]VỆ SINH MÁY GIẶT CỬA TRÊN
Để vệ sinh máy giặt cửa trên thì bạn cần thực hiện các bước tương tự như máy giặt cửa trước, tuy nhiên bạn cần chú ý vệ sinh cả túi lọc rác của máy.
Tại sao phải vệ sinh túi lọc rác của máy thường xuyên?
Trong lồng giặt máy giặt cửa trên (máy giặt lồng đứng) các loại máy giặt này thường được thiết kế kèm theo 1 hoặc 2 túi lọc rác bẩn, lọc xơ vải, lọc cặn… tùy theo từng loại máy.
Túi lọc thường được cấu tạo bởi khung nhựa bao quanh túi lưới để cài vào miệng lồng hoặc vào thân lồng giặt, được gắn trực tiếp vào lồng giặt, để thu gom các chất cặn được thải ra ngoài (khi máy giặt hoạt động thì rác, cặn bẩn hoặc những sợi vải thừa từ quần áo sẽ quấn lên theo nước và rơi vào trong lưới lọc rác máy giặt.)
Tác hại của việc có quá nhiều rác trong túi lọc là rác tràn ra ngoài theo đường xả làm tắc hệ thống xả nước. Hoặc bị mắc vào nấm của xả nước làm kênh nấm, gây nên tình trạng rò nước, cụ thể là khi máy cấp nước vào bao nhiêu sẽ bị chảy ra ngoài bấy nhiêu, hoặc khi giặt xong mà quần áo vẫn dính cặn bẩn…
[/featured_box] [gap height=”58px”] [block id=”1422″]