Khi xây nhà, gia chủ nào cũng đều trải qua các thách thức khó nhằn như việc chống thấm nhà vệ sinh sàn âm. Chính vì nhà vệ sinh là nơi sử dụng nước nhiều nhất nên phải lên kế hoạch chống thấm kỹ, cần dùng đến các phương pháp hữu hiệu để tránh gây hư hỏng cấu trúc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy cùng 1FIX tìm hiểu về giải pháp, cách chống thấm hiệu quả cho sàn âm nhà vệ sinh nhé.
1FIX – Đơn vị chống thấm uy tín – hiệu quả 100% tại TPHCM
1FIX là công ty chuyên sửa chữa các hạng mục như điện, nước, chống thấm, thông nghẹt uy tín tại TPHCM với hơn 5 năm kinh nghiệm. Đội ngũ chuyên gia chống thấm giàu kinh nghiệm tại 1FIX đã thực hiện hàng trăm dự án chống thấm nhà vệ sinh sàn âm quan trọng. Chúng tôi tự tin khẳng định rằng mỗi dự án chống thấm, không chỉ là chống thấm cho nhà vệ sinh mà còn là các hạng mục khác đều đạt được mức độ chống thấm tối đa, vượt qua sự mong đợi của khách hàng. Nếu có nhu cầu thực hiện dịch vụ, hãy liên hệ ngay để được tư vấn: 028 7308 2368
Những điều cam kết từ 1FIX đến cho khách hàng:
- Cam kết có mặt tại nhà khách trong vòng 30 phút sau khi nhận được lịch của khách hàng.
- Cam kết mang đến giải pháp chống thấm hiệu quả cho quý khách sau khi đã khảo sát toàn bộ công trình.
- Cam kết thợ tại 1FIX có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn trên 5 năm, tự tin cung cấp những phương án tối ưu nhất cho công trình.
- Cam kết quá trình thi công NHANH – GỌN – SẠCH SẼ.
- Cam kết dùng nguyên vật liệu chính hãng, chất lượng vượt trội, giá cả hợp lý.
- Cam kết cung cấp mức giá chống thấm sàn âm nhà vệ sinh là thấp nhất, rẻ nhất, hỗ trợ tối đa cho quý khách hàng. Phù hợp cho cả những hộ gia đình có mức thu nhập thấp sử dụng mà không phải lo lắng về giá cả.
- Chúng tôi cam kết hỗ trợ 24/24 cho quý khách hàng gặp sự cố hay muốn đặt lịch qua hotline mộ cách tốt nhất.
- Cam kết hoàn trả lại 100% giá trị hợp đồng nếu không đáp ứng đủ yêu cầu.

Sàn âm được hiểu là gì?
Sàn âm thường được “treo” lên để gắn vào những dầm xung quanh. Bạn có thể hiểu sàn âm tức là làm tôn nền lên mới mặt dầm. Tôn nên kết cấu thép sàn âm được dùng nhiều cho ban công, nhà vệ sinh, sân thượng. Với mục đích chính là làm cho sàn nhà vệ sinh thấp hơn nền nhà.
Vậy sàn âm nhà vệ sinh sẽ là một loại nền nhà được thiết kế sâu xuống, thấp hơn so với những khu vực khác trong nhà. Quy trình làm sàn âm được tiến hành trong giai đoạn xây thô của nhà ở hoặc các công trình khác. Trong quá trình thi công, phần cốt nền của các khu vực khác được đặt cao hơn cốt đỉnh của dầm, trong khi cốt nền của nhà vệ sinh lại được đặt bằng cốt đáy dầm. Lúc đó, nhà thầu thi công sẽ bổ sung chiều cao cho sàn nhà vệ sinh sau khi đã hoàn thành lắp các thiết bị điện nước trong nhà.
Ưu điểm của sàn âm
- Thi công chống thấm sàn âm nhà vệ sinh là cách không để lộ dầm trần phía dưới, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình và chi phí thi công (do không phải đóng trần thạch cao)
- Sàn âm nhà vệ sinh được thi công sẽ giúp quá trình lắp đặt các hệ thống đường ống dưới sàn trở nên nhanh chóng, chắc chắc, dễ thực hiện hơn so với sàn nhà vệ sinh dạng nổi.
- Thiết kế sàn âm trong nhà vệ sinh sẽ hạn chế được tình trạng nước chảy lênh láng ra ngoài, tránh làm ướt sàn và giúp cho người già, trẻ nhỏ không bị té ngã nếu sàn trơn trượt.
- Nhà vệ sinh sàn âm còn được lưu truyền rằng mang lại phong thủy tốt cho ngôi nhà, đem đến tài lộc và không khí trong lành.
Nhược điểm sàn âm nhà vệ sinh
Mặc dù việc thiết kế sàn âm nhà vệ sinh sẽ có những lợi ích đặc biệt, tuy nhiên, sẽ không thể loại trừ các khả năng tiềm ẩn như:
- Gây khó khăn khi không thể chống thấm được nếu phát hiện thấm dột nhà vệ sinh. Nhưng hiện nay, vẫn có rất nhiều công trình thiết kế nhà vệ sinh sàn âm. Là một phương án cũ giúp giảm thiểu chi phí khi thi công đóng trần thạch cao.
- Làm tăng tải trọng khiến dầm cột móng chịu áp lực nhiều hơn.
- Khả năng chống thấm nhà vệ sinh sàn âm sẽ không tốt, nếu thao tác thực hiện không chuẩn.
- Tốn nhiều chi phí.
Thợ có mặt trong 30 phút
Hơn 65 thợ sẵn sàng phục vụ
Báo giá minh bạch & trọn gói
Hóa đơn VAT điện tử
Vì sao chống thấm nhà vệ sinh sàn âm lại quan trọng?
Do tính chất là nhà vệ sinh nên thường sẽ tiếp xúc nhiều với nước, độ ẩm. Thế nên, sàn âm sẽ được thiết kế nhằm hạn chế tình trạng đọng nước bề mặt sàn, đảm bảo cho phòng tắm luôn khô thoáng. Ngoài ra, việc chống thấm sàn âm cho toàn bộ nhà vệ sinh sẽ mang lại nhiều lợi ích như:
- Hạn chế thâm hụt và hỏng cấu trúc: Nhà vệ sinh là khu vực có mức sử dụng nước cao nhất trong ngôi nhà, cũng như lượng nước sử dụng là rất lớn. Cho nên công việc chống thấm nhà vệ sinh sàn âm cần phải thực hiện kỹ lưỡng, nếu không chống thấm đúng cách, nước nhà vệ sinh sẽ từ từ thẩm thấu vào sàn, góc tường, gây hư hỏng cấu trúc nhà và giảm đi đọ bền của nền và móng nhà.
- Ngăn ngừa hình thành ẩm mốc và nấm: Nước thấm vào sàn, vách tường, lâu dần tạo nên sự phát triển của vi khuẩn, nấm và ẩm mốc. Tác động mạnh đến sức khỏe con người, gây mất thẩm mỹ và tạo mùi hôi vô cùng khó chịu.
- Bảo vệ hệ thống điện và đường nước: Nước nếu như thấm vào sàn nhà và tường, sẽ dễ làm các đường điện âm tường hay đường nước lắp đặt dưới sàn bị chập, hỏng hóc. Gây ra sự cố nguy hiểm.
- Duy trì tính thẩm mỹ và giá trị ngôi nhà: Hiện nay, nhiều gia chủ chỉ chú ý đến việc thiết kế nội thất cho nhà vệ sinh sao cho thẩm mỹ, đẹp nhất. Nếu bước thi công chống thấm không thực hiện tốt, các vết nứt và ẩm ướt sẽ xuất hiện, làm mất đi vẻ đẹp và giảm giá trị của căn nhà.
- An toàn là trên hết: Sàn âm chống thấm có đặc tính giúp phòng vệ sinh khô ráo nhanh chóng, không bị đọng nước nên tránh bị trơn trượt hay té ngã, đảm bảo an toàn cho người dùng.
- Tăng tuổi thọ cho công trình nhà vệ sinh nhờ khả năng chống thấm tối đa.
Tóm lại, việc chống thấm cho nhà vệ sinh nói chung hay khu vực sàn âm nhà vệ sinh lại vô cùng hữu ích. Cho nên bạn hãy cân nhắc và lựa chọn thật kỹ giải pháp chống thấm phù hợp nhất cho kết cấu công trình nhà vệ sinh.
Vật liệu chống thấm sàn âm nhà vệ sinh tốt nhất
Theo chuyên gia chống thấm, cùng với những kinh nghiệm thực hiện chống thấm nhiều năm. 1FIX khẳng định các vật liệu sau đây sẽ mang đến hiệu quả chống thấm cực kỳ tốt cho công trình:
- Vật liệu 2 thành phần gốc polimer – xi măng sika topseal 109.
- Sika Latex TH: Dùng để trộn vữa chống thấm.
- Cao su trương nở Sika Grout: Chống thấm hộp kỹ thuật hoặc đầu cổ ống.
- Lưới gia cố Polyester dùng để gia cố cho các vị trí xung yếu như chân tường.
Giải pháp chống thấm nhà vệ sinh sàn âm triệt để 100%
Để thực hiện chống thấm nhà vệ sinh sàn âm, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đục và xử lý bề mặt sàn nhà vệ sinh

Đục sàn nhà vệ sinh và xử lý mặt bằng, có thể bọc kỹ các thiết bị trong nhà vệ sinh như vòi nước, vòi hoa sen, bồn cầu… để không phải lau dọn sau khi thực hiện quy trình chống thấm.
– Nhà vệ sinh có hố sụt cho nên các đường ống cấp thoát nước sẽ được đi ở trên sàn, đồng thời đâm xuyên vào hộp kỹ thuật. Bạn sẽ có thể đục đến lớp bê tông để kiểm tra lại toàn bộ đường ống và chống thấm bê tông.
– Khi đục bê tông, ở đoạn giữa tường bạn sẽ bắt gặp mộ lớp xốp hoặc 1 lớp ni lông ở dưới sàn > Bạn bóc chúng ra và tiếp tục đục bê tông.
Lưu ý: Cần đục toàn bộ hàng gạch ở chân tường để thuận tiện cho việc quét lớp màng chống thấm. Lớp màng chống thấm cần cao lên phần chân tường, tính từ cốt nền nhà vệ sinh hoàn thiện, cao khoảng 20cm trở lên.
Bước 2: Làm sạch bề mặt sàn

– Loại bỏ bụi bẩn, tạp chất bám dính trên bề mặt sàn nhà vệ sinh
– Tạo độ nhám cho bề mặt bằng cách dùng máy mài, chổi sắt… nhằm tạo độ bám dính cho chất chống thấm.
– Dùng máy thổi công nghiệp để loại bỏ bụi.
– Các vết nứt tường cần được xử lý ngay bằng keo Epoxy 2 thành phần hoặc vữa phụ gia chống thấm, dùng để bơm vào vết nứt.
– Tạo cho bề mặt sàn nhà vệ sinh một độ ẩm nhất định để thuận lợi cho việc chống thấm
Bước 3: Chống thấm cổ ống
Vệ sinh sạch sẽ khu vực cổ ống xuyên sàn, ghép kín cổ ống và quấn thanh cao su vào, trát keo bám dính Sika Latex để đảm bảo độ bền vững trong thời gian dài. Sau đó đổ vữa không co ngót Sika Grout 214-11 cho toàn bộ cổ ống.
Bước 4: Quét màng đàn hồi xi măng Polymer

– Cần chú ý trám vá lại các vị trí lồi lõm ở chân tường. Bề mặt sàn nhà vệ sinh cần phải bằng phẳng thì lớp màng chống thấm mới kín hoàn toàn.
– Sau đó, gia cố các góc cạnh chân tường bằng các tấm lưới thủy tinh.
– Pha trộn vật liệu vữa xi măng 2 thành phần – Trộn thật đều tay trong khoảng 3 phút để hỗn hợp chống thấm được đồng nhất.
– Thi công từ 2-3 lớp theo hình chữ thập – Quét lên chân tường 30-50cm – Xen kẻ lớp màng sau vuông góc với lớp màng trước – Thời gian thi công cách nhau 2-3 giờ.
Lưu ý: Cần quét theo đúng định mức, quét quá dày thì sẽ dễ nứt còn quét mỏng quá lại không đạt yêu cầu. Vì thế, định mức chuẩn sẽ là 1,8 – 2kg/m2 cho 2 lớp. Tổng độ dày của màng chống thấm là 1-2mm.
Bước 5: Ngâm nước và kiểm tra nghiệm thu

Sau 2 ngày khô, bạn có thể ngâm nước thử nghiệm trong vòng 72 giờ đồng hồ.
Cách chống thấm sàn âm nhà vệ sinh mà không cần đục gạch
Cách chống thấm này buộc bạn phải sử dụng vật liệu Polyurea. Dưới đây là một số ưu điểm của vật liệu này để bạn dễ hình dung.
Vật liệu sử dụng: Polyurea
- Khả năng khô ráo nhanh chóng chỉ trong 30 phút
- Dễ dàng thi công, phù hợp với những người không có kỹ năng, kinh nghiệm thực hiện việc này.
- Không chỉ khô ráo nhanh, độ bám dính của vật liệu này còn rất mạnh mẽ. Đảm bảo lớp chống thấm không bị bong tróc.
- Polyurea có khả năng chống va đập và chịu lực cao. Sàn nhà sẽ không chịu ảnh hưởng từ các va đập mạnh.
- Khả năng co giãn tốt nên Polyurea giúp che phủ mọi góc cạnh của tường, khe hở, sàn âm nhà vệ sinh.
Các bước chống thấm sàn âm nhà vệ sinh
Bước 1: Xử lý – vệ sinh lại toàn bộ bề mặt sàn gạch của nhà vệ sinh
Bước 2: Dùng chổi sơn để quét lên lớp Primer ( độ dày từ 0,2 đến 0,5 kh/m2) để tăng cường độ bám dính lên bề mặt sàn và các mép chân tường nhà vệ sinh.
Bước 3: Thi công màng chống thấm Polyurea khi lớp Primer đã khô (Thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
Bước 4: Giữ khô lớp màng chống thấm trong vòng 24h, sau đó lát gạch và lắp đặt thiết nhà vệ sinh.