Báo giá sửa nhà nâng tầng trọn gói

Ngôi nhà mà bạn và gia đình đang sinh sống bị xuống cấp hoặc ngày càng không đủ không gian sinh hoạt vì có thêm thành viên. Bạn muốn cải tạo ngôi nhà của mình và tăng diện tích sử dụng ngôi nhà tuy nhiên bạn lại không biết cần chuẩn bị những gì để sửa nhà nâng tầng, có những phương án sửa chữa nhà nâng tầng nào. Có quá nhiều câu hỏi đặt ra trong đầu nhưng bạn không biết nên tìm hiểu từ đâu thì hãy đọc thật kỹ bài viết này của 1FIX để có cái nhìn tổng thể trước khi tìm hiểu vào chi tiết.

Quy trình sửa nhà nâng tầng

Quy trình các bước sửa chữa nhà nâng tầng

Thời gian tối thiểu 1 ngày

Bước 1: Giám định kết cấu nhà và khả năng chịu tải của căn nhà

sửa nhà nâng tầng

Tìm một đơn vị khảo sát hoặc kỹ sư xây dựng kết cấu là điều đầu tiên mà chủ nhà cần làm khi muốn sửa nhà lên tầng. Sau đó, họ sẽ kiểm tra móng và cột của ngôi nhà để xem xét về khả năng chịu lực vì theo năm tháng, dưới tác động của thời gian và các yếu tố về môi trường thời tiết, khả năng chịu lực của móng và cột chắc chắn sẽ giảm đi.
Nếu móng, cột yếu sẽ khó sửa chữa nhà nâng tầng hoặc phải gia cố để đảm bảo an toàn, bền vững. Việc gia cố thêm móng và cột chắc chắn sẽ tốn nhiều chi phí hơn, nhưng chủ nhà không nên vì tiết kiệm tiền mà bỏ qua bước này hoặc chỉ làm qua loa. Hậu quả có thể là sau một thời gian sử dụng, nhà xuống cấp nhanh chóng, dễ bị nứt, nghiêng, lật gây nguy hiểm cho gia đình mình và các nhà liền kề.
Sau khi đánh giá kết cấu, khả năng chịu lực của ngôi nhà và nhu cầu sửa nhà nâng tầng nhà của chủ nhà, đơn vị kiểm định sẽ đưa ra một số phương án gia cố. Kiến ​​trúc sư sẽ vẽ sơ đồ mặt bằng cho ngôi nhà dựa trên bản thiết kế của ngôi nhà cũ. Chủ nhà nên cân nhắc kỹ các yêu cầu về gia cố, thiết kế mới và phương án trang bị thêm nếu có để cân đối tài chính và lựa chọn phương án hiệu quả, tối ưu chi phí nhất có thể.

Bước 2: Gửi hồ sơ xin phép sửa nhà nâng tầng

sửa chữa nhà nâng tầng

Theo luật, giấy phép xây dựng không bắt buộc đối với việc sửa chữa nhà mà không làm thay đổi cấu trúc hỗ trợ của tòa nhà. Tuy nhiên phải có giấy phép xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các giấy tờ liên quan khác đối với trường hợp sửa chữa nhà nâng tầng làm thay đổi kết cấu của công trình, chiều cao kết cấu, tăng công năng sử dụng.
Để xin giấy phép, theo quy định tại Mục 96 của Luật Xây dựng được ban hành năm 2014, chủ nhà phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
Đơn đề nghị cấp phép sửa nhà thêm tầng, bản sao giấy chứng minh quyền sở hữu nhà đất, bản vẽ va ảnh chụp hiện trạng công trình xin cải tạo. Những trường hợp giấy tờ nhà nằm trong ngân hàng thì cần thêm giấy cấp phép của ngân hàng. Ngoài ra, bạn cần cung cấp thêm hồ sơ thẩm định móng, hồ sơ phải do công ty chức năng có đủ thẩm quyền giấy phép, thông thường nhà thầu hỗ trợ lập lập hồ sơ móng. 
Các tài liệu trên phải được nộp tại Ủy ban nhân dân cấp phường, quận hoặc thành phố. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, thời gian giải quyết hồ sơ xin phép xây dựng sửa nhà nâng tầng là khoảng 20 ngày đối với công trình lớn và 15 ngày đối với nhà ở.

Bước 3: Chọn nhà thầu sửa chữa nhà nâng tầng uy tín

cải tạo nhà nâng tầng

Nếu muốn tìm dịch vụ sửa nhà nâng tầng trọn gói, chủ nhà nên chọn một đơn vị thi công sửa chữa nhà uy tín, giá hợp lý. Phải có hợp đồng rõ ràng với công ty cải tạo nhà về chi phí, chất lượng vật liệu, thời gian thi công, hoàn thiện và đảm bảo chất lượng công trình. Nếu bên nhận thầu có hành vi vi phạm hợp đồng thì bên nhận thầu phải bồi thường thiệt hại như trong bản thỏa thuận.
Việc giảm trọng lực của tầng nâng đóng vai trò rất quan trọng vì nâng tầng nhà được thực hiện trên các kết cấu cũ. Việc sử dụng vật liệu nhẹ và bền giúp giảm áp lực cho móng và cột đồng thời đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của công trình. Chủ nhà nên tham khảo thêm một số vật liệu mới như gạch siêu nhẹ, sử dụng vật liệu xây dựng gỗ, nhựa để thay thế gạch, bê tông.

Estimated Cost: 500000 VND

Supply:

  • 1FIX

Tools:

  • Dụng cụ xây nhà

Materials: Xi măng Cát

Những cách sửa nhà nâng tầng phổ biến

Hiện nay, các ngôi nhà cấp 4 hay nhà cũ, có kết cấu phức tạp và ít công năng nên nhiều gia chủ muốn sửa chữa nhà nâng tầng, các kỹ sư sẽ dựa trên đề xuất của khách hàng, áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng công trình căn cứ vào tình hình địa chất thực tế, để xem xét hiện trạng cũ của ngôi nhà có đáp ứng được yêu cầu mới hay không. Để các bạn hiểu rõ hơn về việc thi công sửa nhà lên tầng, 1FIX sẽ nói rõ hơn về một số phương án cải tạo nhà nâng tầng thường gặp:

Sửa nhà nâng tầng không gia cố cột, móng

Nhà hiện tại là nhà 1,2 tầng và ngày trước khi xây nhà đã có dự tính sau này sẽ nâng thêm 1,2 tầng nữa nên đã tính toán sẵn độ chịu lực của cột móng, hoặc kết cấu cũ tương đối chắc chắn và chỉ nâng 1 mái bê tông, mái tôn,… thì không cần gia cố thêm bằng các giá đỡ cột, móng.

Phương pháp thi công sửa nhà nâng tầng được xác định sau khi xem xét cẩn thận các đặc điểm địa chất và điều kiện hiện tại. Nếu thép chờ đã chờ sẵn, chỉ cần tẩy gỉ và nối thép theo tiêu chuẩn xây dựng cho các mối nối thép. Nếu chưa thì chờ khoan cấy thép và nối thép theo chuẩn xây dựng rồi mới tiến hành thực hiện các công việc tiếp theo như nối cột, đổ bê tông cột, rồi thực hiện như thi công mới.

sửa nhà nâng tầng

Sửa chữa nhà nâng tầng có gia cố cột

Áp dụng khi phần cột cũ không chịu được tải trọng khi nâng thêm 1,2 tầng thì phải tăng cường cột.

Công việc sửa nhà cấp 4 sẽ bắt đầu bằng việc cắt, đục tường xung quanh các cột cũ và xử lý lớp vữa trên các cột cũ, khoan cấy sắt, dựng cốt pha, đảm bảo liên kết giữa bê tông cốt thép gia cố thêm và bê tông cốt thép của cột cũ bằng dây đai và sika.

Cải tạo nâng tầng nhà có gia cố móng

Khi nhà muốn nâng thêm 1,2 tầng nhưng kiểm định hệ móng cũ không đủ sức chịu tải thì chủ nhà bắt buộc phải sửa nhà có gia cố móng. Phương án gia công móng, chọn vật liệu thi công sẽ được công ty sửa chữa nhà nâng tầng đề xuất để phù hợp nhất với tình trạng hiện tại của ngôi nhà.

Để tiến hành gia cố móng, thợ xây sẽ phải đào đất xuống dưới mặt bằng của móng cũ, tuy nhiên không đào quá sâu so với gốc của móng cũ để tránh sụt móng, tạo hố móng giằng xung quanh chân hệ thống móng. Sau đó tiến hành khoan cấy sắt, chiều sâu lỗ khoan và kích thước mũi khoan sẽ được tính toán dựa trên đường kính sắt cần cấy. Các bước tạo sàn, cấy dầm cốt thép, cấy sắt cột đỡ trên móng bằng để liên kết với hệ thống móng cũ, đổ bê tông hệ móng. Sau khi xử lý phần gia cố phần móng, xử lý các khu vực hố ga, hố ga, hệ thống cấp thoát nước thì san lắp mặt bằng và tiến hành thi công sửa nhà nâng tầng. Tùy vào địa chất, hiện trạng nhà và thiết kế xây dựng mới, đặc biệt là chất lượng hệ móng cũ mà có biện pháp gia cố móng tối ưu.

Sửa nhà nâng tầng gia cố cả cột và móng

Nếu gặp trường hợp kiểm định cột và móng đều không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, độ chịu tải khi nâng 1,2 tầng thì phải gia cố cả móng và cốt nếu muốn tiến hành sửa nhà thêm tầng, cải tạo nhà.

Chi phí cho hình thức này sẽ cao hơn khá nhiều do kết hợp cả biện pháp gia cố trụ và móng, việc thi công sửa chữa nhà nâng tầng sẽ thực hiện gia cố móng trước rồi cấy ghép cột trụ sau. Tùy theo đánh giá và chức năng của ngôi nhà, có thể cần gia cố móng, cột cũ hoặc bổ sung thêm móng, cột mới để tăng khả năng chịu lực.

Phương án cải tạo nâng tầng nhà bằng vật liệu nhẹ

Việc giảm trọng lực cho phần sàn nâng tầng nhà là rất quan trọng vì chúng sẽ giúp giảm áp lực cho phần móng, chịu được phần nhà vừa được nâng tầng. Một trong những giải pháp hiệu quả nhất cho chủ nhà là giảm trọng lượng cho ngôi nhà của họ bằng cách lựa chọn vật liệu nhẹ và bền.Nếu bạn muốn cải tạo sàn nhà cũ  nâng tầng bằng vật liệu nhẹ có thể sử dụng khung thép tiền chế và dàn giả hoặc sàn gỗ, cemboard.

sửa chữa nhà nâng tầng

– Nếu sử dụng sàn giả sẽ cần một lưới thép đặt chặt trên tấm cemboard cũ, sau đó trải một lớp bê tông mỏng lên trên, và cuối cùng là cán nền lát gạch để tạo nên lớp nền. Đây được coi là cách nâng tầng nhà ổn định nhất hiện nay, tuy nhiên, trọng lượng của sàn giả này cũng tương đối nặng và chi phí cao, nhất là khi cần phải gia cố móng, cột.

– Nếu sử dụng khung thép tiền chế hết hợp với sàn gỗ hoặc cemboard sẽ tiến hành trải khung xương thép, sau đó lót sàn gỗ. Đặc điểm của phương án xây dựng này là trọng lượng của vật liệu xây dựng rất nhẹ, thời gian xây dựng được rút ngắn đáng kể, khả năng chịu tải cao, ngăn chặn mối mọt xâm nhập và công trình có khả năng chống thấm và chống va đập tuyệt vời.

Các vật liệu nhẹ được sử dụng khi sửa nhà nâng tầng sẽ giúp giảm đáng kể áp lực của sàn mới lên khung cũ và đảm bảo khả năng chống chịu của toàn bộ cấu trúc. Đồng thời, điều này cũng giúp gia chủ tiết kiệm được nhiều chi phí xây dựng. 

Giải đáp vấn đề liên quan sửa nhà nâng tầng

Những loại sàn phù hợp với sửa nhà nâng tầng

Khi cải tạo hoặc nâng tầng lầu, tùy theo yêu cầu thi công, bạn có thể chọn một trong các phương án sàn sau đây:
• Sàn bê tông cốt thép: khả năng chịu tải cao, đa năng, việc thiết kế và thi công đều đơn giản.
• Sàn bê tông cốt thép giả: hệ khung sắt chịu lực sẽ được gác lên hệ dầm bê tông cột thép, trải một lớp tôn lên trên hệ khung sắt (thường tận dụng tôn cũ để giảm bớt chi phí) 
• Sàn xi măng 3D cemboard Thái Lan: thường được dùng làm sàn gác xép, sàn gác lửng, sàn nhẹ thay thế đổ bê tông.

Chi phí sửa chữa nhà nâng tầng

Nếu không cần gia cố thêm cột và móng khi sửa nhà thêm tầng thì chi phí sẽ tính theo m2 như khi xây mới, nếu muốn toàn bộ ngôi nhà hòa thành một thể thì bạn cần dự trù thêm tiền để sơn cửa sắt hoặc sơn lại toàn bộ ngôi nhà. 
Nếu sửa nhà lên tầng cần gia cố các cột và móng thì đòi hỏi phải cải tạo lại phần nào hệ thống điện và nước, phần thi công cũ gần như được dở bỏ, chỉ có thể sử dụng lại phần khung của ngôi nhà nên chi phí sẽ cao hơn nhiều.

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến bảng giá sửa nhà nâng tầng

Ngoài các yếu tố như diện tích, vị trí thi công, yêu cầu về thi công thì chi phí cải tạo, sửa nhà nâng tầng còn bị ảnh hưởng bới 1 số vấn đề như:
• Hệ số an toàn móng cột khi tình toán lại kết cấu.
• Trình độ chuyên môn của nhà thầu trong việc xác định các biện pháp cải tạo, nâng tầng.
• Phương án xử lý và phương pháp khoan ghép bê tông cốt thép. 

Báo giá sửa nhà nâng tầng, cải tạo nhà

Sau một thời gian sử dụng không thể tránh khỏi tình trạng xuống cấp nên chủ nhà thường chọn giải pháp cải tạo, nâng tầng nhà. Việc sửa nhà thêm tầng sẽ tăng thêm diện tích sử dụng và giảm bớt chi phí xây nhà mới.

Chi phí cải tạo nâng cấp tầng trệt nhà phố khác nhau và thay đổi theo từng thời điểm tùy thuộc vào loại vật liệu, cách thi công và yêu cầu quy hoạch mà chủ nhà mong muốn thực hiện. Nếu bạn muốn ước tính chi phí xây thêm tầng 2 hết bao nhiêu tiền thì liên hệ ngay với 1FIX để đội ngũ thi công đến khảo sát nhà, báo giá nâng tầng cụ thể. 


Photo of author

kimtuyen

Tôi tin rằng mỗi không gian sống đều tiềm ẩn những tiềm năng vô hạn, chỉ cần chúng ta biết khám phá và phát huy chúng một cách đúng đắn. Tôi là Kim Tuyến,mặc dù là nữ giới nhưng đã có hơn 5 năm học tập, nghiên cứu về chủ đề sửa chữa và cải tạo nhà cửa. Đam mê với lĩnh vực này, tôi quyết tâm chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình thông qua việc viết blog, để cùng các bạn cải thiện không gian sống của mình. Tôi tin rằng, với những bài viết chân thành và hữu ích, tôi sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và tài chính trong việc hoàn thiện ngôi nhà mơ ước.